Văn 12 Nghị luận về đoạn văn trong bài Việt Bắc

Sumire Sakamoto

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng chín 2020
14
4
6
21
Khánh Hòa
THPT Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

  • Nghị luận về đoạn văn trong bài Việt Bắc
    " Nhớ gì như nhớ người yêu
    Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương
    Nhớ từng bản khói cùng sương
    Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
    Nhớ từng rừng nứa bờ tre
    Ngòi Thia,sông Đáy,suối Lê vơi đầy " ( SGK ngữ văn 12 trang 110)
Mọi người giúp em với ạ,mai em cần rồi mọi người ơi ( kết hợp miêu tả với biểu cảm ạ) :D
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
  • Nghị luận về đoạn văn trong bài Việt Bắc
    " Nhớ gì như nhớ người yêu
    Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương
    Nhớ từng bản khói cùng sương
    Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
    Nhớ từng rừng nứa bờ tre
    Ngòi Thia,sông Đáy,suối Lê vơi đầy " ( SGK ngữ văn 12 trang 110)
Mọi người giúp em với ạ,mai em cần rồi mọi người ơi ( kết hợp miêu tả với biểu cảm ạ) :D
Mình giúp bạn vài gợi ý nhé
"Nhớ gì như nhớ người yêu"
- Người đi khẳng định nỗi nhớ của chính mình, khẳng định tình cảm ấy luôn thường trực, mãnh liệt và da diết, nỗi nhớ như nhớ người yêu
- Từ nỗi nhớ như nhớ người yêu, Việt Bắc hiện lên với những vẻ đẹp rất riêng: trăng đầu núi, nắng lưng nương, cùng những tên gọi, địa danh cụ thể (ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê)
- Điệp từ "nhớ từng" được lặp đi lặp lại càng khắc sâu thêm nỗi nhớ. Trong kí ức của người đi sẽ còn in dấu mãi khoảnh khắc thời gian, từng khoảng không gian của sông, núi, rừng...
- Thiên nhiên được nhắc tới ở mọi thời điểm khác nhau (đêm, chiều, sớm khuya) mọi không gian quen thuộc, bình dị, ấm áp, mang hơi thở của sự sống
=> Tóm lại, với 6 câu thơ, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên thật đẹp, thơ mộng và lãng mạn
 
  • Like
Reactions: Sumire Sakamoto
Top Bottom