Hổ
nhớ
rừ
ng là nhớ
đế
n nhữ
ng kỉ
niệ
m chói lọ
i củ
a mộ
t thờ
i vàng son, mộ
t thờ
i oanh liệ
t, Cả
nh vậ
t tráng lệ
. Nhạ
c củ
a thơ
cũng là nhạ
c củ
a rừ
ng.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nấng gội,
Tiếng chim ca giấc ngũ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để chiếm lấy riêng ta phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Trong đêm vàng bên bờ suối, hổ hiện lên như một thi sĩ mơ màng “đứng uống ánh trăng tan”.Nhớ những ngày mưa-nỗi nhớ man mác, ngẩn ngơ, hổ xúc động, tự hào lặng ngắm giang san đang thay da đổi thịt gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng, hổ như một nhà hiền triết đang suy ngẫm về giang sơn của mình. Rồi những kỉ niệm về giấc ngủ trong ánh bình minh: vương quốc trong màu xanh và ánh nắng, hổ nằm ngủ trong khúc nhạc tưng bừng của tiếng chim ca. Đay là một bức tranh đầy màu sắc và âm thanh mà nổi bật ở đó, hổ như một bậc đế vương. Trong cảm nhận của hổ, Trong cảnh hoàng hôn dữ dội, trời chiều không đỏ rucwg mà “lênh láng máu sau rừng”, mặt trời không lặn mà là mặt trời “chết”(cách sử dụng từ ngữ rất uy lực). Giây phút chờ đợi trong hoang hôn thật dữ dội, đây là giây phút mạnh mẽ, thăng hoa của chúa tể sơn lâm để chiếm lấy riêng phần bí mật. Bên cạnh đó, các luyến láy, điệp ngữ: đâu những đêm vàng…, đâu những ngày mưa…, đâu những bình minh…, đâu những chiều…, nay còn đâu? Xuất hiện nối tiếp trong năm câu hỏi tu từ tạo nên nhạc điệu du dương, triền mien, da diết, thể hiện sâu sắc tình thương nỗi nhớ của hùm thiêng sa cơ, nhớ rừng, tiếc nuối một thời oanh liệt nay đẫ trở thành hoài niệm, thành dĩ vãng. Chúa sơn lâm nhớ đêm, nhớ ngày, nhớ bình minh, nhớ chiều tà, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ cảnh giang sơn trong màn mưa rừng, nhớ cây xanh nắng gội, nhớ chim hót tưng bừng lúc bình minh, nhớ mát trời gay gắt trong khoảnh khắc hoàng hôn… Thế lữ đã sang tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu, dào dạt cảm xúc để thể hiện nỗi nhớ rừng của con hổ… Một tiếng than như xiết lấy lonhf người, khêu gợi và lay tỉnh:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu thơ thể hiện khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt. Đoạn thơ là một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy mà hình ảnh trung tâm là chúa sơn lâm lãm liệt, kiêu hùng mà vẫn đầy lãng mạn.
Nguồn: tự làm.