bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" và "Tràng Giang"

leminhnghia1

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng tám 2015
443
250
166
23
$\color{blue}{\text{THPT Thanh Thủy-Phú Thọ}}$
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Mk dám chắc là cậu đăng bài để chuẩn bị thi học kì 2 đây :D Thôi thì mk trả lời để thế hệ đi sau biết ơn cậu vậy :D :p :D

Bài 1: Lập luận điểm ở từng khổ của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" và "Tràng Giang"

- Đây Thôn Vĩ Dạ:
+ Khổ 1, khung cảnh thiên nhiên rất gợi cảm, ánh nắng ban mai và vườn cây tươi tốt dễ tạo nên những tình cảm gắn bó và thiết tha với cuộc sống và kết hợp với đó là làng quê đất đai trù phú tạo cho tác giả tình yêu cuộc sống, yêu con người. Nguồn mạch thứ hai là tấm lòng yêu mến, tình yêu nửa thực, nửa hư như một mong ước muốn được bày tỏ. Chú ý là ở câu thơ mở đầu như một lời chào mời, một lời thăm hỏi hay một lời trách móc, dường như tất cả đều có và ẩn ý trong lời thơ.
+ Khổ 2, tứ thơ vận động theo cảm xúc ở bên trong rồi bộc lộ qua những hình ảnh phù hợp bên ngoài. Do đó, hình ảnh dòng nước trôi nhẹ, ngọn gió hiu hiu thổi, những cánh hoa bắp lay lay, nỗi buồn nhẹ nhưng không kém phần da diết, đây là một khung cảnh thiên nhiên có thực nhưng đồng thời cũng phản ảnh tâm trạng của chính tác giả.
+ Khổ 3, tác giả bộc lộ tâm trạng. Khách đường xa nhớ đến miền đất thân yêu này để tìm lại một hình ảnh, một kỉ niệm như đã có ở trong đời hay đúng hơn chỉ một niềm mong ước nhỏ bé. Tất cả như thực như hư; hình ảnh áo trắng của người con gái là hình ảnh đẹp gợi lên sự trong trắng, thanh khiết mà một số nhà Thơ Mới thường dùng. Câu thơ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” đã được dùng trong thơ xưa để nói lên cái hư ảo của kiếp người: “Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”.
=> Tổng kết:
Nội dung
+ Khung cảnh thiên nhiên trời mây - sông nước đang chuyển mình vào đêm trăng với những chia lìa, phiêu tán, chơi vơi; đượm vẻ huyền ảo và buồn hiu hắt.
+ Hiện lên một cái tôi đang khát khao vượt thoát nỗi cô đơn, với niềm mong mỏi đầy phấp phỏng được gặp gỡ, sẻ chia, gắn bó.
- Nghệ thuật
+ Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi.
+ Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; kết hợp biến đổi nhịp điệu với biện pháp trùng điệp; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hoá, câu hỏi tu từ.

- Tràng Giang:
+ Khổ 1, sóng gợn buồn, từng lớp từng lớp như lan tỏa “điệp điệp”, lòng người. Con thuyền và vệt nước song song: “thuyền về nước lại” gợi lên một nỗi buồn chia phôi “sâu trăm ngả”. Một cành củi khô trôi nổi trên tràng giang tượng trung cho sự chết chóc, chia lìa. Vần thơ đầy ám ảnh.
+ Khổ 2, gợi tả một không gian mênh mông, vắng lặng. Cồn nhỏ thì “lơ thơ”. Gió nhẹ và buồn đìu hiu: “Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu. Khác nào câu thơ Chinh phụ ngâm: “Non kỳ quạnh quẽ trăng treo - Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”? Các từ láy: lơ thơ, đìu hiu; vần lưng: “nhỏ - gió” gợi cả cái hắt hiu, buồn thê thiết. Không một âm thanh một tiếng động, một tiếng vọng nào từ làng xa. Bầu trời thăm thẳm như soi xuống đáy tràng giang, không gian 2 chiều: sâu chót vót”. Con người càng nhỏ bé, cô đơn trước một không gian: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Câu thơ 7 từ với 3 nét vẽ. Thật hàm súc cổ điển.
+ Khổ 3, lại nói về tràng giang. Không cầu. Cũng không đò. Sông đã dài lại thêm mênh mông. Cảnh đôi bờ rất đẹp nhưng vẫn thấm sâu một nỗi buồn xa vắng: “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Trung tâm của bức tranh là “bèo dạt”. Chẳng có mây trôi, chỉ có “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”. Một nét vẽ tượng trưng thứ hai đem đến liên tưởng những kiếp người lưu lạc, trên dòng đời. Đúng là sầu nhân thế, vạn cổ sầu . Hai tiếng “về đâu” gợi tả một nỗi buồn mơ hồ, ngơ ngác. Chỉ biết hỏi mình, chẳng biết hỏi ai. Cô đơn và buồn đến thế là cùng!
+ Khổ 4, nói về hoàng hôn: Một cái nhìn xa vời đến mọi phía chân trời. Cánh chim như chở nặng bóng chiều đang “nghiêng cánh nhỏ”. Mây lớp lớp đùn lên như những “núi bạc”. Cảnh tượng tráng lệ. Cánh chim nhỏ nhoi tương phản với bầu trời bao la, với lớp lớp núi mây bạc nhằm đặc tả nỗi buồn cô đơn. Chữ “đùn” gợi nhớ một tứ thơ Đường: “Tái thượng phong vân tiếp địa âm” (Thu hứng) - Nguyễn Công Trứ dịch: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Hoàng hôn phủ mờ tràng giang. Con nước làm xúc động lòng quê. Thôi Hiệu 13 thế kỷ trước, đứng trên lầu Hoàng Hạc, nhìn sông Hán Dương, lòng thổn thức: “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Với Huy Cận, chiều nay trên tràng giang, nỗi buồn nhớ quê nhà nhiều lần nhân lên thấm thía: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nỗi nhớ quê, nhớ nhà mênh mang như gửi về mọi phía chân trời và đang trôi theo tràng giang.

=> Tổng kết:
Nội dung
+ Bức tranh tràng giang vào lúc hoàng hôn tráng lệ mà rợn ngợp, với mây chiều chất ngất hùng vĩ, chim chiều nhỏ bé đơn côi.
+ Hiện lên một cái tôi trong tâm trạng bơ vơ, lạc lõng của kẻ lữ thứ, chẳng cần cơn cớ trực tiếp mà mong ước đoàn tụ vẫn cứ dậy lên như sóng trong lòng.
Nghệ thuật
+ Hình ảnh, ngôn từ, âm hưởng đậm chất cổ điển Đường thi.
+ Kết hợp thủ pháp đối lập truyền thống với phép đảo ngữ hiện đại, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình.

Bài 2: Lập dàn ý cho bài: Phân tích khổ 2 và 3 của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

- Khổ 2:

+ Không gian được mở rộng ra ,đó là khung cảnh trời mây sông nước buổi đêm tối
+ Mặc cảm chia lìa đã hiện lên trong từng câu chữ.
+ Cảnh vật chất chứa đầy tâm trạng.Tất cả hiện lên như một sự ngang trái,trớ trêu.Gios và mấy vốn không thể tách rời,thế mà sự chia lìa đã chia lìa những thức vốn không thể chia lìa.=>Cách ngắt nhịp 3-4,nghệ thuật tiểu đối.==>Nhận mạnh sự chia rẽ.
+ Dòng sông như bất động,không muốn chảy,như đánh mất cả sự sống của mình."Buồn thiu" là cách nhân hóa con sông thành một sinh thể có tâm trạng vừa gợi hình vừa gợi cảm.
+ "Hoa bắp lay " :sự lay động rất nhẹ.=>sự níu giữ vu vơ ,một lưu luyến vô vọng của kẻ bị chia lìa.Động từ lay tự nó đứng một mình không vui không buồn nhưng đặt trong câu thơ này lại tạo một nỗi buồn hiu hắt.
+ Thuyền ai :đại từ phiếm chỉ "ai"tạo nên tính bất định cho chủ thể "thuyền:-->xa vời ,diệu vợi mông lung.
+ Thủ pháp huyền ảo hóa
  • "Bến sông trăng " : ánh trăng tràn ngập khung cảnh dòng sông-->Đẹp,gợi cảm ,lãng mạn.
  • "Thuyền chở trăng " :bóng trăng soi dưới mặt nước,cạnh bóng thuyền
==>Không gian tràn ngập ánh trăng,hư thực huyền aỏ thơ mộng.
+ Thủ pháp ẩn dụ:
  • Trăng: hình ảnh quen thuộc,ám ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử,là biểu tượng của tình yêu,của hạnh phúc.
  • Thuyền chở trăng :thuyền chở hi vọng ,chở sự sống,chở hạnh phúc.
==>Khung cảnh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng,mang sắc thái ảm đạm,hiu hắt,rời rạc,càng về sau càng hư ảo,mang nặng dự cảm chia lìa.
===>Nhà thơ ao ước trăng về với mình như một niềm tin cậy,một khao khát .Chữ "kịp"thể hiện tính bi kịch về thân phận con người,đó là sự ám ảnh về thời gian,ám ảnh sự chia lìa.

- Khổ 3:
+ Tâm trí nhà thơ hoàn toàn chìm vão cõi mộng. Tác giả đang hướng về thế giới thắm sắc ở bên ngoài,hình ảnh về khách đường xa là hình ảnh đậm nét nhất,rực rỡ nhất và gây tuyệt vọng nhất.
+ Nhìn không ra là cách nói để cực tả sắc trắng.Trắng một cách kì lạ,bất ngờ chứ không phải là sự thừa nhận về nhìn không ra.Trong thơ của Hàn Mặc Tử ta vẫn thường gặp lối nói ấn tượng như vậy :
"Chết rồi xiêm áo trắng như tinh"
hay "Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang."
+ "ở đây sương khói mờ nhân ảnh"nhà thơ trở về với thực tại của bản thân.NHà thơ đã tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa anh và em,anh gặp em nhưng không nhận ra,còn em lại ngỡ anh là một khách đường xa?Cuối cùng ,tất cả đều đỗ lỗi cho sương khói.
==>Ys thơ thể hiện nỗi trống vắng,cô đơn trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.ở đây,sự tồn tại của nhà thơ sao quá đỗi mong manh,không biết mình có được đón nhận tình người đậm đà của cuộc đời không ? Người đọc càng thuwong cảm cho một con người tài hoa bạc mệnh.Từng say đắm với một mối tình đơn phương,nhưng suốt đời phải sống trong cô đơn lạnh lẽo.

Và dù cái đề ko yêu cầu thì cũng phải có thêm phần đánh giá nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ độc đáo,gợi hình gợi cảm.
- Ngôn ngữ trong sáng,tinh tế mà đa nghĩa.
- Ẩn dụ,câu hỏi tu từ,điệp từ,nhân hóa được sử dụng triệt để.

P/s: Biết là hiện tại ko cần :D Nhưng biết đâu năm sau chúng ta thi có cái đề này :D


 
  • Like
Reactions: leminhnghia1

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Bài 1: Lập luận điểm ở từng khổ của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" và "Tràng Giang"
Bài 2: Lập dàn ý cho bài: Phân tích khổ 2 và 3 của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"
Cảm ơn m.n !


#Châu Học tốt nhé ^^
Bài 2:
●Khổ 2:
- Gió,mây: (ngắt nhịp 4/3) câu thơ như bẻ làm đôi,ném gió mây về hai phía.Gió và mây vốn có mối quan hệ khăng khít "gió thổi mây bay" nhưng trong cái nhìn của thi sĩ,gió mây đang chia lìa,tan tác không gắn kết với nhau
- Dòng nước buồn thiu: (Nhân hóa) nỗi buồn trong tận đáy lòng thi nhân,nỗi buồn ấy lan tỏa,thấm vào cảnh dệt vào tình
- Bút pháp lấy động tả tĩnh : Trạng thái lay của hoa bắp không làm cho cảnh vật vui vẻ sinh động hơn,không đủ làm sống dậy những tươi vui của cảnh vật
~>Nỗi buồn của thi nhân giăng mắc khắp cảnh vật
- Hình ảnh dòng sông,con thuyền chan chứa ánh trăng ~> Không gian lãng mạn,thơ mộng huyền ảo
+ Trăng: biểu tượng quen thuộc của Hàn Mặc Tử-> là tri âm tri kỉ
+ Con thuyền trở trăng: nơi Hàn Mặc Tử gửi gắm khát vọng,mong muốn cháy bỏng
+ Kịp về tối nay: Khẩn trương,gấp gáp
~> Muốn nhanh chóng được trở về,hòa nhập trước khi lìa bỏ cõi đời
~>Một tâm thế sống được lên ngôi: Trân trọng từng giây,từng phút của cuộc đời
=> Chốt ý:
+ Cảnh vật đều nhuốm màu tâm trạng: Sự chia lìa
+ Nỗi buồn trở thành sự khắc khoải chờ mong
●Khổ 3:
- Mơ:
+ Sự mộng tưởng không có thực
+ Mơ khách đường xa ( 2 lần) mong muốn ,hi vọng có người đến thăm
~>Không thành hiện thực : tuyệt vọng
- Áo em trắng quá nhìn không ra: Hình ảnh cô gái hiện lên không rõ ràng,càng cố gắng nắm bắt thì càng không thể
~> Nỗi buồn dâng lên đến đỉnh điểm
- Ở đây: nơi Hàn Mặc Tử đang sống cô độc,nỗi đau bệnh tật và tuyệt vọng đối lập với ngoài kia ( thôn Vĩ) với cuộc sống tươi đẹp
- Ai biết tình ai có đậm đà?
+ Đại từ phiếm chỉ "ai" (4 lần) không xác định rõ ràng
+ Câu hỏi khép lại bài thơ: Bộc lộ nỗi băn khoăn của thi sĩ,không biết tình cảm mọi người dành cho Hàn Mặc Tử còn đậm đà còn sâu sắc?
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh
Top Bottom