Bài thơ : Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

P

_pegau_

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Điểm giống và khác nhau giữa 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
2. Tìm câu thơ của Nguyễn Trãi về tiếng suối ( phân tích bài thơ đó và bài Cảng khuya )
3. Điệp từ " lồng" giúp em hình dung thế nào về cảnh trăng rừng ?
4.Nghệ thuật chủ yếu ở 2 câu cuối :
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
5. Ở 2 câu đầu ( phần phiên âm )
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Việc lập lại từ " xuân" đ1o vễ lên khung cảnh gì ??
6.Từ "ngân" trong câu : " Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền : ( Rằm tháng giêng )
Dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ??
7. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên ở cả 2 bài và phương thức biểu đạt .


nhanh lên thứ 5 cần òy !!!:khi (204)::khi (106):
 
N

ngocthinhdan

Cảnh khuya (1947)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng ***g cổ thụ bóng ***g hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .
Rằm thàng Giêng (1948)
Rằm xuân ***g lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Cuộc “ngắm trăng”trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng có điểm khác nhau , do hoàn cảnh sáng tác . Hai bài thơ cảnh khuya và Nguyên tiêu được viết ở chiến khu Việt Bắc , lúc Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến cống Pháp trong tâm trạng tự do , phấn chấn . Còn Vọng nguyệt phản ánh hai thế giới đối cực : phía này là nhà tù đen tối , là hiện thực tàn bạo , còn ngoài kia là vần trăng thơ mộng , là thế giới cái đẹp , bầu trời tự do , là lãng mạn say người , ở giữa hai thế giới đối cực đó là cửa sắt của nàh tù . Nhưng với cuộc ngắm trăng này , song sắt nhà tù đã trở nên bất lực , vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau . Bài thơ vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc , mạnh mẽ , một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ , vừa cho thấy sức mạnh to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó lại là một tinh thần thép , mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại , phong thái ung dung , vượt hẳn lên sự đè nặng tàn bạo của tù ngục .
chúc em học tập tốt nhe
 
M

mogiun

2câu thơ của nguyễn tãi về tiếng suối là
Con Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
trong hai bài thơ ta bắt gặp 1 sự so sánh tương tự nhau. Nguyến trãi so sánh với tiếng đàn mà hcm thì so sánh với tiếng hát-những sự vật dc dùng để so sánh đều là âm thanh du dương thánh thót qua đó có thể nói: ng trãi-hcm,hai con người hai thời đại cách nhau hơn 500 năm mà gặp nhau ở sự hòa hợp tâm hồn-tâm hồn hòa quyện cùng thiên nhiên...
3 điệp từ lồng giúp em hiểu ánh trăng chiếu xuống từ bầu trời cao vời vợi và f tràn ngập không gian núi rừng việt bắc. ánh trăng xuyên qua kẽ lá tạo thành tấm thảm trải trên những bông hoa thật lung linh mờ ảo...
 
B

baomy_dn

Câu 3:
Điệp từ lồng tạo vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp nét hình khối. Chỉ với hai màu sáng , tối tác giả đã tạo ra 1 vẻ đẹp nên thơ lung linh chợp chờn ấm áp hoà hợp.
Câu 4:
"Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ ":Sự rung động niềm đam mê trước vẻ đẹp như thanh bình của cảnh rừng việt bắc cho thấy chất nghệ sĩ trong tâm hồn HỒ CHÍ MINH
"Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà":Bất ngờ tạo ra một vẻ đẹp và chiều sâu trong tâm hồn của nhà thơ . Bác hồ thao thức hok ngủ vì lo nghĩ việc đất nước
Câu 5:
Xuân lặp lại 3 lần muốn nhấn mạnh vẻ đẹp và scs sống của mùa xuân tràn ngập sắc trời
Tớ sr nah vì hok giãi được hết !
Bạn thông cảm giùm !
:khi (9):
Trên con đường học vấn hok có dấu chân của kẽ lười
Chúc cậu làm bài tốt nha!
 
Last edited by a moderator:
P

phongchi

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Hai câu thơ như vẽ bức tranh thủy mạc: Có cây, có hoa, có trăng và xa xa có suối (Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa). Cảnh vật hiện ra trong vòm cây cổ thụ giữa đêm khuya, tỏa bóng xuống thảm hoa trong một đêm trăng đẹp. Hai câu thơ tuyệt tác, tạo cho người đọc một tâm hồn thơ đầy xúc cảm:

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Cảnh khuya như vẽ nên có người còn chưa ngủ, đang thao thức với một tâm tư chưa bộc lộ cùng ai… Đó là tác giả bài thơ: Bác Hồ của chúng ta.

Bài thơ được viết trong năm 1947, sau lời kêu gọi nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Theo lời Bác, toàn dân rút vào nơi rừng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo căn cứ, thành lập cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài với một hậu phương vững chắc và an toàn cho cuộc cách mạng. Trong một đêm nào đó, Bác Hồ thong thả dạo chơi quanh vùng, thưởng thức cảnh đẹp của đêm trăng, Bác ngâm lên một bài thơ tả cảnh với tâm tư lo lắng nỗi nước nhà đang bước vào cuộc kháng chiến chống xâm lược của toàn dân. Hai câu thứ ba và bốn nói lên xúc cảm thiêng liêng của hồn nước chỉ gói gọn trong câu thơ lặp lại “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Cả bài thơ bốn câu tả cảm xúc của Bác trước cảnh đẹp thiên nhiên dưới trăng khuya. Người chưa thể ngủ vì còn trăm thứ phải lo. Vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đâu có thể yên tâm mà ngắm cảnh.

Cùng với hồn thơ lâng lâng còn xúc cảm. Với nỗi lo việc nước, việc dân. Bao nhiêu việc đã khiến Người chưa ngủ. Và hồn nước thiêng liêng giờ đây đã đến với Người khi tạm lắng hồn thơ để lo việc nước.
 
M

mr.tronie365

4/14/011
m can gap bai ve dtai
điểm khác nhau giữa 2 bài thơ "Cảnh khuya" và " Rằm tháng giêng" của hcm
help
 
L

lop7a5giangvo

theo mình câu 1 chỉ có thế này thôi à !!
- Cảnh khuya: cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, 1 cảnh trăng lung linh huyền ảo, quấn quýt, hoà quyện với mọi vật
- Rằm tháng giêng: cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la, bát ngát tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom