Bài thơ Ánh Trăng

C

canhcutndk16a.

-Hoàn cảnh st: Sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc được 3 năm, mọi người đã bắt đầu ngủ quên trong hòa bình, bắt đầu dời xa chiến tranh, quên đi quá khứ \Rightarrow bài thơ ra đời như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng.

Ý nghĩa nhan đề : ánh trăng là tiếng lòng, suy ngẫm riêng của Nguyễn Duy và nó cũng như một lời nhắc nhở, lồ cảnh tỉnh. Ánh trăng ko chỉ là hình ảnh của đất trời thiên nhiên mà còn là hình ảnh của quá khứ nghĩa tình. Nó ko chỉ là chuyện thái đọ đối với những hi sinh mất mát của thời chiến tranh khi được sống trong hoà bình mà còn là chuyện tình cảm về cội nguồn những người đã khuất. do vậy ánh trăng mang tính khái quát cao. Là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thuỷ với chính mình.

thêm về ý nghĩa triết lí: : Bài thơ nêu lên vấn đề của mọi người, mọi thời, đó là lời tự nhắc nhở, thấm thía về thái độ tình cảm đối với quá khứ gian lao tình nghĩa, đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu đối với người đã khuất và đối với chính mình.
 
K

kimajoongah

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Ánh trăng được nhà thơ Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, 3 năm sau ngày đất nước được thống nhất, thuộc giai đoạn văn học thời kì hòa bình. Nhà thơ lúc này đang ở thành phố Hồ Chí Minh, là một người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, xúc động trước khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên đã viết nên bài thơ. Đây cũng là thời điểm dư âm chiến tranh dần lùi xa, không khí của cuộc sống phồn hoa đang tràn ngập khắp nơi.
Hoàn cảnh tác động đến nhận thức về chủ đề bài thơ - Chủ đề bài thơ: Chính hoàn cảnh ấy đã giúp ta hiểu rõ hơn về chủ đề của bài thơ. Là một người con của làng quê - một người con chiến đấu, đã từng gắn bó thân thiết với những hình ảnh bình dị của chốn thôn quê, nay xa quê sống ở nơi đô thị phồn hoa, tác giả đem đến cho chúng ta những ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó chính là lời tự nhắc nhở của nhà thơ về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. Đồng thời, bài thơ cũng như một lời nhắc nhở về đạo lí "uống nước nhớ nguồn" cùng ân nghĩa thủy chung của ông cha ta từ xa xưa.

Hy vọng giúp được bạn :)
 
Top Bottom