Văn 9 Bài tập

Nguyễn Ngọc Diệp 565

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng mười hai 2018
441
187
86
Hà Tĩnh
Tuấn Thiện
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Rễ sâu ai biết là hoa
Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười.
Im trong lòng đất rối bời
Chắt chiu từng giọt, từng lời lặng im.
Uống từng giọt nước đời quên
Ăn từng thớ đá dựng nên sắc hồng
Nở rồi, trông dễ như không
Một vùng sáng đọng, một vùng hương bay.
Tụ, tan màu sắc một ngày
Mặt trời hôm, mặt trời mai ngoảnh cười
Bắt đầu từ rễ em ơi!
(Rễ…. hoa - Chế Lan Viên, theo thivien.net)
Câu 1 (0,5 điểm): Hình ảnh “Rễ” trong bài thơ trên có thể được hiểu như thế nào?
Câu 2(1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau:
Rễ sâu ai biết là hoa.
Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười.

Câu 3 (0,5 điểm): Tác giả bài thơ cho rằng: hoa, nụ cười, sắc hồng, ánh sáng, hương vị . . được bắt đầu từ rễ. Em có đồng ý không? Vì sao?
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Rễ sâu ai biết là hoa
Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười.
Im trong lòng đất rối bời
Chắt chiu từng giọt, từng lời lặng im.
Uống từng giọt nước đời quên
Ăn từng thớ đá dựng nên sắc hồng
Nở rồi, trông dễ như không
Một vùng sáng đọng, một vùng hương bay.
Tụ, tan màu sắc một ngày
Mặt trời hôm, mặt trời mai ngoảnh cười
Bắt đầu từ rễ em ơi!
(Rễ…. hoa - Chế Lan Viên, theo thivien.net)
Câu 1 (0,5 điểm): Hình ảnh “Rễ” trong bài thơ trên có thể được hiểu như thế nào?
Câu 2(1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau:
Rễ sâu ai biết là hoa.
Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười.

Câu 3 (0,5 điểm): Tác giả bài thơ cho rằng: hoa, nụ cười, sắc hồng, ánh sáng, hương vị . . được bắt đầu từ rễ. Em có đồng ý không? Vì sao?
Bạn tham khảo nhé
Câu 1:
Hình ảnh "rễ" trong bài thơ trên có thể hiểu là một bộ phận của cây cối, thường ở dưới mặt đất vừa giúp cây bám đất vừa giúp hút nước và các chất dinh dưỡng. Bằng biện pháp ẩn dụ, hình ảnh "rễ" còn có thể hiểu là những con người âm thầm cống hiến, làm việc, tạo ra nền tảng cho xã hội.
Câu 2:
Tác dụng của biện pháp nhân hoá: làm cho hình ảnh "rễ" sinh động và có hồn. Cảm tưởng như thấy được sự đau đớn không nói thành lời mà phải gượng cười cho qua.
Câu 3:
Em đồng ý với ý kiến vì: hoa có thể sống và toả hương thơm, khoe sắc thắm là nhờ rễ, rễ phải thực hiện công việc hút chất dinh dưỡng vận chuyển đến các bộ phận khác và nuôi sống chúng.
 
Top Bottom