Vật lí Bài tập

khanhduythcsdg

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2017
46
11
21
21
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

một bình thông nhau có tiết diện của nhánh A lớn gấp 2 lần nhánh B, dựng chất lỏng có trọng lượng d1, mực chất lỏng bằng nửa chiều cao của mỗi nhánh. Người ta tiếp tục đổ chất lỏng có trọng lượng riêng d2 vào nhánh B sao cho đầy đến miệng,
a) Tìm đợ chênh lệc giữa 2 mực chất lỏng và chiều cao của cột chất lỏng đổ thêm vào. (Giả sử các chất lỏng không hòa tan vào với nhau, bỏ qua thể tích của ông nằm ngang).
b) Tìm điều kiện giữa d1 và d2 để bài toán thực hiện được
 

Trung Đức

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng bảy 2016
281
243
164
26
Hà Nam
a)
Áp suất của 2 nhánh trong bình thông nhau luôn bằng nhau ở các vị trí ngang nhau. Bạn áp dụng công thức $p = dh$ để làm nhé!
(Bạn có thể lấy mốc của h từ đáy bình hoặc là vị trí mực chất lỏng ban đầu (nửa chiều cao của bình) để tính nhé!)
b)
$d_2 < d_1$ và 2 chất lỏng không hòa tan với nhau.
$d_2 = d_1$, không yêu cầu 2 chất lỏng có hòa tan được với nhau hay không.
đó là 2 trường hợp để bài toán có thể thực hiện được
 
  • Like
Reactions: khanhduythcsdg

khanhduythcsdg

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2017
46
11
21
21
Hà Nội
a)
Áp suất của 2 nhánh trong bình thông nhau luôn bằng nhau ở các vị trí ngang nhau. Bạn áp dụng công thức $p = dh$ để làm nhé!
(Bạn có thể lấy mốc của h từ đáy bình hoặc là vị trí mực chất lỏng ban đầu (nửa chiều cao của bình) để tính nhé!)
b)
$d_2 < d_1$ và 2 chất lỏng không hòa tan với nhau.
$d_2 = d_1$, không yêu cầu 2 chất lỏng có hòa tan được với nhau hay không.
đó là 2 trường hợp để bài toán có thể thực hiện được
bạn có thể viết rõ đc không??
 

Trung Đức

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng bảy 2016
281
243
164
26
Hà Nam
a)
Để có thể đổ chất lỏng $d_2$ đầy đến miệng nhánh B thì $d_2 \leq d_1$.
Lấy vị trí mực chất lỏng $d_1$ ban đầu (nửa bình thông nhau) làm mốc tính áp suất. Ta luôn có $p_A = p_B$
Gọi $l$ là chiều cao 1 nhánh, $S$ là tiết diện của nhánh $B$.

+) TH1: chất lỏng $d_2$ chỉ ở nhánh B (hay $d_2 << d_1$).
$p_A = p_B \Rightarrow d_1.h_1 = d_2.h_2$
Theo giả thiết, ta dễ dàng có $h_2 = \frac{l}{2}$.
Gọi thể tích $d_2$ đổ vào nhánh B là $V_2$ $\Rightarrow$ chiều cao $d_2$ ở nhánh B là $h = \frac{V_2}{S} > h_2$.
$\Rightarrow$ tại nhánh $B$, $d_1$ bị tụt một đoạn $h - h_2$.
Vì tiết diện nhánh $A$ gấp đôi tiết diện nhánh $B$ $\Rightarrow$ mực chất lỏng $d_1$ dâng lên tại nhánh A bằng một nửa mực chất lỏng $d_1$ bị tụt đi tại nhánh B hay $h_1 = \frac{h - h_2}{2}$.
$\Rightarrow$ Độ chênh lệch mực chất lỏng giữa 2 nhánh là: $\Delta h = h_2 - h_1 = \frac{3h_2 - h}{2} = \frac{\frac{3l}{2} - \frac{V_2}{S}}{2}$.

+) TH2: chất lỏng $d_2$ tràn sang cả nhánh A (hay $d_2 \approx d_1$). Khi đó, tại nhánh $A$, $d_2$ sẽ nổi lên trên.
$p_A = p_B \Rightarrow d_1.h_1 + d_2.h_{2A} = d_2.h_{2B}$
Theo giả thiết, ta dễ dàng có $h_{2B} = \frac{l}{2}$.
Ta có: $d_2$ tràn sang cả nhánh A $\Rightarrow$ toàn bộ $d_1$ tại nhánh B sẽ tràn sang nhánh A. Vì tiết diện nhánh $A$ gấp đôi tiết diện nhánh $B$ $\Rightarrow$ mực chất lỏng $d_1$ dâng lên tại nhánh A bằng một nửa mực chất lỏng $d_1$ bị tụt đi tại nhánh B hay $h_1 = \frac{l}{4}$.
Gọi thể tích $d_2$ đổ vào nhánh B là $V_2$. Thể tích nhánh $B$ là: $V_B = S.l$ $\Rightarrow$ thể tích $d_2$ tràn sang nhánh $A$ là: $\Delta V = V_2 - V_B$ $\Rightarrow$ $h_{2A} = \frac{\Delta V}{2l} = \frac{V_2 - V_B}{2l}$.
$\Rightarrow$ Độ chênh lệch mực chất lỏng giữa 2 nhánh là: $\Delta h = h_{2B} - (h_1 + h_{2A}) = \frac{l}{2} - \left( \frac{l}{4} + \frac{V_2 - V_B}{2l} \right) = \frac{l}{4} - \frac{V_2 - S.l}{2l}$.

b)
Bạn dựa vào câu đầu tiên của ý a mình viết nhé!
 
Top Bottom