![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
Đọc lại các tác phẩm đã học ở lớp 9 , tìm các biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong các tác phẩm đó
Đề khó lắm á chị? Chị ra 1 đoạn của 1 tác phẩm làm như đọc hiểu còn đỡ. Cái này vừa dài, vừa mệt. Khó lắm. Huống chi em chưa mua sách lớp 9.Đọc lại các tác phẩm đã học ở lớp 9 , tìm các biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong các tác phẩm đó
Thì em giúp chị bài nào cũng được.Đề khó lắm á chị? Chị ra 1 đoạn của 1 tác phẩm làm như đọc hiểu còn đỡ. Cái này vừa dài, vừa mệt. Khó lắm. Huống chi em chưa mua sách lớp 9.
Bạn có thể phân tích chi tiết từng câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đc k? Bạn phân tích câu thơ nào trog một bài cũng đc.bạn tham khảo ^^
đây là thơ cả đó
1.Đồng chí(Chính Hữu)
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngư, giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm
- Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: Đầu súng trăng treo
2.Tiểu đội xe không kính(Phạm Tiến Duật)
- Tứ thơ độc đá:những chiếc xe không kính.
- Giầu chất liệu hiện thực chiến trường.
- Ngôn ngữ, giọng điệu mang nét tự nhiên, khoẻ khoắn,vui tếu có chút ngang tàng, lời thơ gần với lời văn xuôi, lời nói thường ngày.
3.Đoàn thuyền đánh cá(Huy Cận)
7 chữ
- Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tượng tượng phong phú, độc đáo.
- Âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan
4.Bếp Lửa(Bằng Việt)
Thất ngôn trường thiên
- Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
5.Khúc hát ru những em bé....(Nguyễn Khoa Điềm)
Tám tiếng – hát ru
- Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu nước và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà nôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào, trìu mến.
- Bố cục đặc sắc: hai lời ru đan xen ở mỗi khổ thơ tạo nên một khúc hát ru trữ tình, sâu lắng.
6.Ánh trăng(Nguyễn Duy)
Năm tiếng
- Giọng điệu tâm tình tự nhiên. Kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự.
- Hình ảnh giầu tính biểu cảm: Trăng giầu ý nghĩa biểu tượng.
7.Con cò(Chế Lan Viên)
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. Những ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò: là con, là mẹ, là tuổi thơ, là quê hương, đất nước...
8.Mùa xuân nho nhỏ
Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
9.Viếng lăng Bác
Giọng điệu trang trọng và thiết tha, nhều hình ảnh ẩn dụ đpẹ và gợi cảm:ngôn ngữ bình dị, cô đúc
10.Sang Thu
Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
11.Nói với con
Cách nói giầu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa.
12.mây và sóng
Kết cấu 2 phần đối xứng và nối tiếp, độc thoại lòng đối thoại, giọng điệu hồn nhiên, nhiều hình ảnh đẹp bay bổng tưởng tượng
Bạn ấy mới lớp 8!Bạn có thể phân tích chi tiết từng câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đc k? Bạn phân tích câu thơ nào trog một bài cũng đc.
Mà trong biện pháp tu từ có từ láy kbạn tham khảo ^^
đây là thơ cả đó
1.Đồng chí(Chính Hữu)
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngư, giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm
- Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: Đầu súng trăng treo
2.Tiểu đội xe không kính(Phạm Tiến Duật)
- Tứ thơ độc đá:những chiếc xe không kính.
- Giầu chất liệu hiện thực chiến trường.
- Ngôn ngữ, giọng điệu mang nét tự nhiên, khoẻ khoắn,vui tếu có chút ngang tàng, lời thơ gần với lời văn xuôi, lời nói thường ngày.
3.Đoàn thuyền đánh cá(Huy Cận)
7 chữ
- Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tượng tượng phong phú, độc đáo.
- Âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan
4.Bếp Lửa(Bằng Việt)
Thất ngôn trường thiên
- Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
5.Khúc hát ru những em bé....(Nguyễn Khoa Điềm)
Tám tiếng – hát ru
- Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu nước và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà nôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào, trìu mến.
- Bố cục đặc sắc: hai lời ru đan xen ở mỗi khổ thơ tạo nên một khúc hát ru trữ tình, sâu lắng.
6.Ánh trăng(Nguyễn Duy)
Năm tiếng
- Giọng điệu tâm tình tự nhiên. Kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự.
- Hình ảnh giầu tính biểu cảm: Trăng giầu ý nghĩa biểu tượng.
7.Con cò(Chế Lan Viên)
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. Những ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò: là con, là mẹ, là tuổi thơ, là quê hương, đất nước...
8.Mùa xuân nho nhỏ
Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
9.Viếng lăng Bác
Giọng điệu trang trọng và thiết tha, nhều hình ảnh ẩn dụ đpẹ và gợi cảm:ngôn ngữ bình dị, cô đúc
10.Sang Thu
Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
11.Nói với con
Cách nói giầu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa.
12.mây và sóng
Kết cấu 2 phần đối xứng và nối tiếp, độc thoại lòng đối thoại, giọng điệu hồn nhiên, nhiều hình ảnh đẹp bay bổng tưởng tượng
mình mới lớp 8 nhưng đã học hầu hết sách văn lớp 9 rồi bạnBạn ấy mới lớp 8!
trong bài nào cũng có biện pháp tu từ láy cả bạn ạ,cái đó không cần nêu cũng được,hôm qua mình có việc bận nên giúp bạn được có ít,nếu chỗ nào còn chưa hiểu bạn cứ hỏi mìnhMà trong biện pháp tu từ có từ láy k
Cảm ơn bạn nhiều! Mà sao bạn học bài lớp 9 sớm thế???1.Phong cách Hồ Chí Minh
-Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
-Vận dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: thuyết minh, tự sự, biểu cảm, nghị luận (Tôi dám…vậy).
-Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
Ví dụ :
-Một lối sống giản dị nhưng vô cùng thanh cao:
+So sánh Bác Hồ với các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm:
“ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
2.ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
-Có lập luận chặt chẽ, có chứng cứ cụ thể, xác thực.
-Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
3.
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
-Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
4.Người con gái nam xương
-Khai thác vốn văn học dân gian.
-Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì.
-Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không sáo mòn.
5.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
-Lựa chọn ngôi kể phù hợp
-Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc con người.
-Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại
-Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực
6.Hoàng lê nhất thống chí
-Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
-Khắc hoạ nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.
-Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả ngậm ngùi, chua xót đối với vương triều nhà Lê, tự hào, kính trọng đối với Tây Sơn- Nguyễn Huệ và chiến thắng của dân tộc, khinh bỉ bọn giặc cướp nước.
7."Truyện Kiều" của Nguyễn Du
Chị em Thúy Kiều
-Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ (lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp của con người)
-Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy (tả… càng…hơn…, là, nền tôn lên vẻ đẹp Thuý Kiều)
-Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.
Canh ngày xuân
-Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
-Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của hai chị em Thuý Kiều
Kiều ở lầu Ngưng Bích
-Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình (tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này) đặc sắc.
-Lựa chọn từ ngữ tinh tế giàu sắc thái biểu cảm. Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “Buồn trông”: âm hưởng trầm buồn, điệp khúc của tâm trạngà tạo cảm xúc tăng tiến.
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
-Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói.
-Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gắn với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với tình tiết truyện (lời thoại nhân vật: Phong Lai, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga
8.Đồng chí
-Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành
-Sử dụng bút pháp tả thực với lãng mạng một cách hài hoà, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
9.Tiểu đội xe không kình
-Hình ảnh đậm chất hiện thực, lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính phát hiện.
-Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch
10 Đoàn thuyền đánh cá(Huy Cận)
-Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại:
+Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
+Miêu tả sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
-Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng
11.Bếp Lửa(Bằng Việt)
-Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
-Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
-Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm
12.khúc hát du em bé lớn trên lưng mẹ
-Mang giai điệu, âm hưởng lời ru.
-Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại
+/Ở lời ru thứ nhất và thứ 2, bà mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường.
+/Ở lời ru thứ ba, bà mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ, Mai sau con lớn làm người Tự do…”
13.ánh trăng
-Kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
-Hình ảnh thơ có nhiều ý nghĩa:
+/ Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người
+/ là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng
14.Làng
-Tạo tình huống truyện gay cấn: tin thất thiệt được chính những người đang đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói ra
-Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động quy suy nghĩ, hành động, lời nói
15.Lặng lẽ sa pa
-Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ hấp dẫn.
-Xây dựng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
-Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
-Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.
-Tạo chất trữ tình trong tác phẩm truyện
16.Chiếc lược ngà
-Tạo tình huống truyện éo le
-Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ
-Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện
17.Cố hương
-Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc sâu sắc.
-Xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng
18.những đứa trẻ
-K/c đời thường và k/c cổ tích lồng vào nhau.
-Kết hợp kể, tả, biểu cảm
19.Bàn về đọc sách
-Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
-Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả lớn có uy tín đã làm tăng sức thuyết phục của văn bản.
-Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị
20.Tiếng nói của văn nghệ
-Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
-Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh; dẫn chứng phong phú, thuyết phục.
-Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản.
21.Hai người lính
-Khắc hoạ tâm lí nhân vật qua suy nghĩ và lời nói.
-Giọng văn kể chuyện nhẹ nhàng, sâu sắc
22.Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
-Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.
-Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục
23.Chó sói và cừu
Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước (dưới ngòi bút của La Phông-ten - dưới ngòi bút của Buy-phông - dưới ngòi bút của La Phông-ten).
-Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu bằng cách dẫn những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy-phông và của La Phông-ten, từ đó làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ được tạo nên bởi những yếu tố tưởng tượng in đậm dấu ấn của tác giả
24.Con cò
Bài thơ sử dụng thể thơ tự do gợi được âm hưởng lời ru .
-Giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí
-Vận dụng sáng tạo HT con cò trong Ca Dao hàm chứa ý nghĩa và giá trị biểu cảm cao:
+/
t/g ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
25.Mùa Xuân nho nhỏ
-Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
-Kết hợp hài hoà giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu chất biểu trưng khái quát.
-Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô…
-Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn
26.Viếng lăng bác
-Viết theo thể thơ tám ch có đôi chỗ biến thể. Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của nhà thơ.
-Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các BPTT ẩn dụ, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật.
-Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao
27.Sang thu
-Khắc hoạ được hình ảnh thơ đẹp, gợi tả, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ sang thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ.
-Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ (bỗng, phả, hình như,…), phép nhân hoá (sương chùng chình, sông được lúc dềnh dàng,…), ẩn dụ (sấm, hàng cây đứng tuổi)
28.Nói với con
-Có giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.
-Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
-Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
29.Mây và sóng
-Có bố cục hai phần giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời.
-Sáng tạo nên nhữnghình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động và chân thực và gợi nhiều liên tưởng
30.Bến quê
- Lựa chọn người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Sáng tạo tình huống truyện nghịch lí.
Trong truyện, hầu như mọi hình ảnh đều mang 2 lớp nghĩa : nghĩa thực và nghĩa biểu tượng :
+ Bãi bồi, bến sông, thiên nhiên: Vẻ đẹp bình dị của đời sống
31 .Những ngôi sao xa xôi
-Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn nhân vật người kể chuyện đồng thời là nhânvật trong truyện.
-Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật đặc sắc bằng miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
-Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên
32.Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
-Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật người kể chuyện
-Lựa chọn ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hài hước
33.Bố của xi mông
Tác giả đã thành công trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động...
-Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí.
34.C.o.n ch.ó Bấc
Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát, nghệ thuật nhân hoá của nhà văn
35.Bắc sơn
-Tạo tình huống, xung đột kịch.
-Sáng tạo nên ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật
mình mới lớp 8 nhưng đã học hầu hết sách văn lớp 9 rồi bạn
trong bài nào cũng có biện pháp tu từ láy cả bạn ạ,cái đó không cần nêu cũng được,hôm qua mình có việc bận nên giúp bạn được có ít,nếu chỗ nào còn chưa hiểu bạn cứ hỏi mình
à,hồi trước mình học đội tuyển văn được nửa năm,sau đó mới chuyển sang đội tuyển toán nên học bài lớp 9 là chuyện bình thườngCảm ơn bạn nhiều! Mà sao bạn học bài lớp 9 sớm thế???