Vật lí Bài tập về varistor

thangsv01@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
15 Tháng bảy 2017
27
6
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho mạch cầu như hình vẽ. Các điện trở:
R[tex]_{1}[/tex] = 2[tex]\Omega[/tex] ; R[tex]_{2}[/tex] = 4[tex]\Omega[/tex] ; R[tex]_{3}[/tex] = 1[tex]\Omega[/tex] ; X là một varistor (điện trở phi tuyến) có dòng i phụ thuộc vào hiệu điện thế U đặt vào hai đầu varistor theo biểu thức i = kU^2
a, Biết k = 0,25A/V^2 . Người ta điều chỉnh hiệu điện thế U[tex]_{o}[/tex] = U[tex]_{AD}[/tex] để cầu cân bằng. Tính công suất P tiêu thụ trên varistor. Tính các dòng i[tex]_{1}[/tex], i[tex]_{2}[/tex] và hiệu điện thế U[tex]_{o}[/tex].
b, R[tex]_{1}[/tex], R[tex]_{2}[/tex], R[tex]_{3 }[/tex] và k có giá trị bất kì. Tính U[tex]_{o}[/tex] để cầu cân bằng. Tính dòng I trong mạch chính. Thay X bằng một biến trở R, ta có cầu Uytxton. Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa cầu Uytxton và cầu nghiên cứu trong bài này ?
mach 1.png
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
a) Mạch cầu cân bằng khi UBC = 0 (Bỏ điện kế G ra khỏi mạch, mạch còn (R1 nt R2) // (R3 nt x), khi đó U2 = Ux, U1 = U3.

Ta có [TEX]U_2 = U_0.R_2 \frac{R_1 + R_2} = U_x [/TEX]

Hay [TEX]U_x = \frac{2}{3}U_0[/TEX]

Khi đó ta tính được [TEX]i_x[/TEX] theo biểu thức [TEX]i_x = k.\frac{4}{9}U_0^2[/TEX]

Lại có [TEX]I_x = I_2 = \frac{U_{AC}}{R_3} = \frac{U_{AB}}{R_3}[/TEX] (Vì U1 = U3)

Và [TEX]U_{AB} = \frac{R_1}{R_1 + R_2}U_0[/TEX]

Từ các mối quan hệ Ix = I2 sẽ tính được Uo và các giá trị của I.

b) Ý B là giải lại ý a một cách tổng quát thôi.

Nếu thay x bằng một điện trở R, trạng thái cân bằng của mạch cầu này sẽ không phụ thuộc vào Uo mà phụ thuộc vào tích chéo của các điện trở. Nó đạt cân bằng khi R1.R = R2.R3
 

thangsv01@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
15 Tháng bảy 2017
27
6
6
a) Mạch cầu cân bằng khi UBC = 0 (Bỏ điện kế G ra khỏi mạch, mạch còn (R1 nt R2) // (R3 nt x), khi đó U2 = Ux, U1 = U3.

Ta có [TEX]U_2 = U_0.R_2 \frac{R_1 + R_2} = U_x [/TEX]

Hay [TEX]U_x = \frac{2}{3}U_0[/TEX]

Khi đó ta tính được [TEX]i_x[/TEX] theo biểu thức [TEX]i_x = k.\frac{4}{9}U_0^2[/TEX]

Lại có [TEX]I_x = I_2 = \frac{U_{AC}}{R_3} = \frac{U_{AB}}{R_3}[/TEX] (Vì U1 = U3)

Và [TEX]U_{AB} = \frac{R_1}{R_1 + R_2}U_0[/TEX]

Từ các mối quan hệ Ix = I2 sẽ tính được Uo và các giá trị của I.

b) Ý B là giải lại ý a một cách tổng quát thôi.

Nếu thay x bằng một điện trở R, trạng thái cân bằng của mạch cầu này sẽ không phụ thuộc vào Uo mà phụ thuộc vào tích chéo của các điện trở. Nó đạt cân bằng khi R1.R = R2.R3
cho mình hỏi tí, mình thấy Uo = UAD là hiển nhiên tại sao đề còn nói chỉnh cho chúng bằng nhau nữa ?
 
Top Bottom