Bài tập về sự truyền sóng và sóng dừng.

H

huynhngockhoi148

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Sóng dọc truyền trong một môi trường đàn hồi có bước sóng [tex]\lambda[/tex] = 0,2m. A và B là hai phần tử của môi trường nằm trên cùng một phương truyền sóng, khi chưa có sóng truyền qua chúng cách nhau 0,1m. Biết biên độ sóng là 2cm. Khoảng cách gần nhất giữa hai phần tử A và B trong quá trình dao động là:

A. 10cm
B. 12cm
C. 8cm
D. 6cm


Bài 2: Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số f2/f1 bằng:

A. 2
B. 4
C. 6
D. 3

Cảm ơn đã giải giùm :)
 
R

rocky1208

Bài 1: Sóng dọc truyền trong một môi trường đàn hồi có bước sóng [tex]\lambda[/tex] = 0,2m. A và B là hai phần tử của môi trường nằm trên cùng một phương truyền sóng, khi chưa có sóng truyền qua chúng cách nhau 0,1m. Biết biên độ sóng là 2cm. Khoảng cách gần nhất giữa hai phần tử A và B trong quá trình dao động là:

A. 10cm
B. 12cm
C. 8cm
D. 6cm

Em chú ý đây là sóng dọc. Vì vậy phương dao động của các phần tử vật chất trùng với phương truyền sóng.

Theo giả thiết thì vật chất tại hai điểm A, B dao động ngược pha (vì cách nhau nửa bước sóng). Nên với chiều dương quy ước như hình vẽ thì vật chất tại A và B sẽ gần nhau nhất khi thằng ở A chạy đến biên dương còn thằng ở B chạy về biên âm (chúng chạy về phía nhau). Vậy khoảng cách gần nhau nhất trong quá trình dao động là [TEX]d_{min}=10-2.A=6 (cm)[/TEX]
picture.php

p/s: từ hình trên ta cũng dễ dàng suy ra khoảng cách xa nhất sẽ là 14 (cm) (chúng dạt ra xa nhau)

Bài 2: Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số f2/f1 bằng:

A. 2
B. 4
C. 6
D. 3

Cảm ơn đã giải giùm :)

Bài này anh cũng ko biết là đề cho hai đầu cố định hay 1 đầu là nút một đầu là bụng :-/ nhưng theo cách nói của đề "Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định" thì có vẻ 1 đầu là bụng 1 đầu là nút. Nếu vật ta làm như sau:

[TEX]l=(2k+1)\frac{\lambda}{4}=(2k+1)\frac{v}{4f} \Rightarrow f=(2k+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
Vậy:
[TEX]f_1=(2k_1+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
[TEX]f_1[/TEX] nhỏ nhất khi [TEX]k=0\Rightarrow f_1=\frac{v}{4l}[/TEX]
[TEX]f_2=(2k_2+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
[TEX]f_2[/TEX] nhỏ nhì tiếp theo khi [TEX]k=1\Rightarrow f_1=\frac{3v}{4l}[/TEX]

Vậy: [TEX]\frac{f\prime}{f}=3[/TEX]
 
H

huynhngockhoi148

Cảm ơn anh. Bài giải rất hay!

Ở bài 2 em còn thắc mắc là khi thay đổi tần số thì vận tốc trên sợi dây có sóng dừng không thay đổi chăng?
 
Top Bottom