bài tập về lực Fa

T

tranhuuchau1705

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. 1 vật đc treo vào lực kế. khi nhúng chìm nó vào nước thì lực kế chỉ 18N còn nếu nhúng chìm nó vào dầu thi lực kế chỉ 20N. cho Dn=1g/cm3 và d dầu=8000N/m3
a/ tính Dn ra kg/m3
b/ tính kl và kl riêng của vật
2. 1 quả cầu= đồng có thể tích 400cm3. khi treo nó vào lực kế và nhúng chìm vào nước thì lực kế chỉ 8N. cho d đồng=8900N/m3
a/ quả cầu đặc hay rỗng
b/ tính thể tích phần rỗng( nếu có). cho dn=10000N/m3
3. 2 vật có thể tích bằng nhau, khi thả chúng vào nước thì vật A chìm 1/4 thể tích của nó còn vật B thì nổi 1/4 thể tích của B cho dn=10000N/m3
a/ so sánh lực đẩy Fa tác dụng lên A,B
b/ tìm tr lượng riêng của mỗi vật
4. 1 vật hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm*20cm*10cm. thả nằm vật vào 1 bình trụ đựng nước. cho dn và d vật=8000N/m3. tìm
a/thể tích phần chìm của vật
b/ chiều cao phần nổi của vật trên mặt nước
c/đổ thêm dầu vào bình để vật vừa ngập hoàn toàn trong 2 chất lỏng, tìm thể tích phần chìm của vật trong dầu
d/ cho S bình=20dm2, tìm lượng dầu cần đổ vào bình
 
G

galaxy98adt

1. 1 vật đc treo vào lực kế. khi nhúng chìm nó vào nước thì lực kế chỉ 18N còn nếu nhúng chìm nó vào dầu thi lực kế chỉ 20N. cho Dn=1g/cm3 và d dầu=8000N/m3
a/ tính Dn ra kg/m3
b/ tính kl và kl riêng của vật
a)
$D_n = 1 \frac{g}{cm^3} = 1 \frac{kg}{1000 * cm^3} = 1 \frac{kg}{1000 * \frac{m^3}{100^3}} = 1 \frac{100^3 * kg}{1000 * m^3} = 1000 \frac{kg}{m^3}$
Vậy khối lượng riêng của nước là $D_n = 1000 kg/m^3$ :))
b)
Ta có: trọng lượng riêng của nước là $d_n = 10000 N/m^3$
Gọi khối lượng của vật là $m (kg)$ khối lượng riêng của vật là $D (kg/m^3)$.
=> Thể tích vật là: $V = \frac{m}{D} (m^3)$
Từ giả thiêt, ta có:
$\left\{ \begin{array}{l} 10m - d_n.V = 18 (1) \\ 10m - d_d.V = 20 (2) \end{array} \right.$
Lấy (2) - (1), ta có: $(d_n - d_d) * V = 2$
<=> $V = \frac{2}{d_n - d_d} = \frac{2}{10000 - 8000} = 10^{-3} (m^3)$
Thay V vào (1), ta có: $10m - 10000 * 10^{-3} = 18$ => $m = 2,8 (kg)$
=> $D = \frac{m}{V} = 2800 (kg.m^3)$
Vậy khối lượng của vật là $2,8 kg$, khối lượng riêng của vật là $2800 kg/m^3$


2. 1 quả cầu= đồng có thể tích 400cm3. khi treo nó vào lực kế và nhúng chìm vào nước thì lực kế chỉ 8N. cho D đồng=8900kg/m3
a/ quả cầu đặc hay rỗng
b/ tính thể tích phần rỗng( nếu có). cho dn=10000N/m3
Đổi $400 cm^3 = 4.10^{-4} m^3$
Gọi khối lượng quả cầu là m.
Theo giả thiết, ta có: $10m - 10000 * 4.10^{-4} = 8$
<=> $m = 1,2 (kg)$
=> Thể tích phần đặc của quả cầu là: $V_đ = \frac{m}{D} = \frac{1,2}{8900} = \frac{3}{22250} \approx 1,348.10^{-4} (m^3)$
Ta thầy: $1,348.10^{-4}$ < $4.10^{-4}$ => quả cầu rỗng.
Thể tích phần rỗng là: $V_r = V - V_đ = 4.10^{-4} - 1,348.10^{-4} = 2,652.10^{-4} (m^3)$


3. 2 vật có thể tích bằng nhau, khi thả chúng vào nước thì vật A chìm 1/4 thể tích của nó còn vật B thì nổi 1/4 thể tích của B cho dn=10000N/m3
a/ so sánh lực đẩy Fa tác dụng lên A,B
b/ tìm tr lượng riêng của mỗi vật
Gọi thể tích vật là V.
a)
ADCT: $F_A = d_n * V$, ta thấy: Thể tích phần chìm của vật B lớn hơn thể tích phần chìm của vật A => $F_{A (B)}$ > $F_{A (A)}$ và cụ thể là $F_{A (B)} = 3 F_{A (A)}$
b)
Gọi trọng lượng riêng của vật A là $d_A$, trọng lượng riêng của vật B là $d_B$
Cả 2 vật đều nổi => $F_A = P$
+) Đối với vật A:
$d_n * \frac{V}{4} = d_A * V$
<=> $2500V = d_A * V$
<=> $d_A = 2500 (N/m^3)$
Vậy trọng lượng vật A là $2500 N/m^3$
+) Đối với vật B:
$d_n * \frac{3.V}{4} = d_B * V$
<=> $7500V = d_B * V$
<=> $d_B = 7500 (N/m^3)$
Vậy trọng lượng vật B là $7500 N/m^3$


4. 1 vật hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm*20cm*10cm. thả nằm vật vào 1 bình trụ đựng nước. cho dn và d vật=8000N/m3. tìm
a/thể tích phần chìm của vật
b/ chiều cao phần nổi của vật trên mặt nước
c/đổ thêm dầu vào bình để vật vừa ngập hoàn toàn trong 2 chất lỏng, tìm thể tích phần chìm của vật trong dầu
d/ cho S bình=20dm2, tìm lượng dầu cần đổ vào bình
a)
Thể tích vật là: $V = 20 * 20 * 10 = 4000 (cm^3) = 4.10^{-3} (m^3)$
Ta thấy: $d_v < d_n (8000 < 10000)$ => vật nổi.
Trọng lượng vật là: $P = d * V = 8000 * 4.10^{-3} = 32 (N)$
=> $d_n * V_c = 32$ => $V_c = 3,2 * 10^{-3}$
Vậy thể tích phần chìm của vật là $3,2 * 10^{-3} (m^3)$
b)
Thể tích phần nổi của vật là: $V_n = V - V_c = 8.10^{-4} (m^3) = 800 (cm^3)$
=> Chiều cao phần nổi của vật là: $h_n = \frac{V_n}{a * b}$
=> $h_{n (1)} = 2 (cm)$ nếu a = b = 20 cm; $h_{n (2)} = 4 (cm)$ nếu a = 10 cm, b = 20 cm
c)
Gọi thể tích vật chìm trong dầu là $V_d$ => thể tích vật chìm trong nước là $V_n = V - V_d$
Vật lơ lửng => $P = F_A$
=> $d * V = d_n * V_n + d_d * V_d$
<=> $d * V = d_n * (V - V_d) + d_d * V_d$
<=> $8000V = 10000(V - V_d) + 8000V_d$
<=> $V_d = 4.10^{-3} (m^3)$
Vậy sau khi đổ dầu vào thì vật chìm hoàn toàn trong dầu.
d)
Đổi: $20 dm^2 = 2000 cm^2$
ADCT: $V = S * h$
=> Lượng dầu cần đổ là $V_1 = 40000 (cm^3)$ nếu h = 20 cm; Lượng dầu cần đổ là $V_2 = 20000 (cm^3)$ nếu h = 10 cm
 
Top Bottom