Toán 12 Bài tập về khoảng cách trong đồ thị hàm số

Tiến Phùng

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
27 Tháng mười 2018
3,742
3,706
561
Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phương pháp:

Khoảng cách giữa 2 điểm A,B ( độ dài đoạn thẳng AB) :
[tex]AB=\sqrt{(x_A-x_B)^2+(y_A-y_B)^2}[/tex]

Khoảng cách từ 1 điểm A(a,b) đến đường thẳng (d):[TEX]Ax+By+C=0[/TEX]:

[tex]d(A;d)=\frac{|Aa+Bb+C|}{\sqrt{A^2+B^2}}[/tex]

Bài minh họa:

1. Cho hàm số: [tex]f(x)=\frac{x+1}{x-1}[/tex] có đồ thị (C), và đường thẳng (d):[TEX]2x-y+m=0[/TEX]

Biết rằng (C) luôn cắt (d) tại 2 điểm phân biệt A,B. Tìm m để độ dài A,B là ngắn nhất.

Giải:
ĐK: [TEX]x \neq 1[/TEX]
Phương trình hoành độ giao điểm của (C) và (d):

[tex]\frac{x+1}{x-1}=2x+m<=>(2x+m)(x-1)=x+1<=>2x^2+(m-3)x-(m+1)=0[/tex] (1)

Gọi [TEX]x_1,x_2[/TEX] là 2 nghiệm của pt (1)

=> Tọa độ của A và B là : [TEX]A(x_1;2x_1+m),B(x_2;2x_2+m)[/TEX] ( tọa độ y của A,B tính theo (d) chứ không phải theo (C), bởi vì tính theo d thì biểu thức của y rất đơn giản )

=>[tex]AB^2=(x_1-x_2)^2+((2x_1+m)-(2x_2+m))^2=5(x_1-x_2)^2=5(x_1+x_2)^2-20x_1x_2[/tex](2)

Đưa về biểu thức mà chỉ xuất hiện [TEX]x_1+x_2,x_1x_2[/TEX] để ta có thể áp dụng Vi-ét để thay m vào và biện luận.
Áp dụng Vi-ét:

[tex]\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=\frac{3-m}{2}\\ x_1x_2=\frac{-(m+1)}{2} \end{matrix}\right.[/tex]

Thay hệ thức vào (2) ta có:

[tex]5(\frac{3-m}{2})^2-20\frac{-(m+1)}{2}=\frac{5}{4}(m^2-6m+9)+10(m+1)=\frac{5}{4}m^2+\frac{5}{2}m+\frac{85}{4}[/tex][tex]=\frac{5}{4}(m^2+2m+17)=\frac{5}{4}[(m+1)^2+16]\geq 20[/tex]

Dấu "=" khi m=-1.

Vậy m=-1 là giá trị cần tìm.

2. Cho hàm số: [tex]y=3x^3-9x^2+3(2m-1)x+9m[/tex]. Tìm m để hàm số có cực đại, cực tiểu, đồng thời khoảng cách từ điểm A(1;1) đến đường thẳng này bằng 3.

Giải:

[TEX]y'=9x^2-18x+3(2m-1)[/TEX]

Để hàm số có 2 CT thì pt y'=0 phải có 2 nghiệm phân biệt.

=>[tex]\Delta > 0<=>81-27(m-1)>0<=>m<4[/tex]

Để có thể tính được khoảng cách, ta phải có được pt đường thẳng d đi qua 2 điểm cực trị của hàm.

Công thức tìm pt đường thẳng qua 2 điểm cực trị của hàm bậc 3 là:

Chia đa thức y cho y' lấy phần dư:

[tex]\frac{3x^3-9x^2+3(2m-1)x+9m}{9x^2-18x+3(2m-1)}=\frac{x}{3}-\frac{1}{3}+\frac{(4m-8)x+3m+3}{9x^2-18x+3(2m-1)}[/tex]

=> pt đường thẳng qua 2 điểm cực trị của đồ thị hàm số là: [tex]y=(4m-8)x+3m+3<=>(4m-8)x+3m+3-y=0[/tex]

Áp dụng công thức khoảng cách:

[tex]d(A;d)=\frac{|4m-8-1+3m+3|}{\sqrt{(4m-8)^2+1}}=\frac{|7m-6|}{\sqrt{(4m-8)^2+1}}[/tex]

[tex]d(A;d)=3<=>\frac{|7m-6|}{\sqrt{(4m-8)^2+1}}=3<=>(7m-6)^2=9[(4m-8)^2+1][/tex]

<=> [tex]m=\frac{-3}{35}(\sqrt{929}-82);m=\frac{3}{35}(\sqrt{929}+82)[/tex]
 
Top Bottom