Vật lí Bài tập về con lắc lò xo

JokerIsLearning

Học sinh mới
Thành viên
30 Tháng tư 2017
3
0
11
25
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ, K=50 N/m, m= 200g, kéo vật thẳng đứng xuống để lò xo giãn 12cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Bỏ qua mọi lực cản. Lấy g=10m/s^2. Trong 1 chu kỳ, khoảng thời gian mà lực đàn hồi tác dụng vào vật cùng chiều với lực hồi phục là.
A.1/15
B.4/15
C.1/6
D.1/3
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Trước hết cần biết lực đàn hồi là gì, lực hồi phục là gì đã.

Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi lò xo biến dạng. Nó luôn kéo vật về vị trí lò xo không biến dạng.

Lực hồi phục là lực luôn kéo vật về VTCB. (Nó là tổng hợp 1 cách phức tạp giữa lực đàn hồi và trọng lực).

Tại VTCB của con lắc treo, lực đàn hồi khác 0 nhưng lực phục hồi = 0.

- Với bài này, ta cần biết lực phục hồi và đàn hồi cùng chiều những khoảng nào, sau đó áp dụng đường tròn là được.

Tại biên dưới, lực đàn hồi và phục hồi cùng chiều. Khi vật đến VTCB, lực phục hồi đổi chiều, lực đàn hồi vẫn không đổi cho đến khi đến vị trí lò xo không biến dạng. Sau đó lực đàn hồi đổi chiều - cùng chiều lực phục hồi.

Vậy trong 1 chu kì, khoảng thời gian từ VTCB đến vị trí lò xo không biến dạng là khoảng hai lực ngược chiều nhau. Em dùng đường tròn tính khoảng ấy rồi lấy T trừ ra.

Nếu vẫn chưa làm được thì báo lại anh.
 

JokerIsLearning

Học sinh mới
Thành viên
30 Tháng tư 2017
3
0
11
25
Vẫn chưa làm ra anh ơi vấn đề ở đây là em chỉ biết là khi ở biên trên thì Lực Hồi Phục và Lực đàn hồi cùng chiều nhưng chính xác ở khoảng nào thì không biết.
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Bài viết trên anh nói thế nào mà giờ còn bảo hai lực đó cùng chiều ở biên trên chứ?
gggh.jpg
Khoảng thời gian khi 2 lực đó ngược chiều nhau ứng với góc gạch chéo trên hình. Em tìm độ dãn ban đầu Delta L, tìm A. Dựa vào tương quan giữa A là Delta L để tính ra 2 góc đó (gọi là 2a).

Khoảng thời gian này trong chu kì là t = 2a*T/360

Thời gian cần tìm sẽ là T - t.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ, K=50 N/m, m= 200g, kéo vật thẳng đứng xuống để lò xo giãn 12cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Bỏ qua mọi lực cản. Lấy g=10m/s^2. Trong 1 chu kỳ, khoảng thời gian mà lực đàn hồi tác dụng vào vật cùng chiều với lực hồi phục là.
A.1/15
B.4/15
C.1/6
D.1/3
Cho mình hỏi bài này lớp mấy vậy.
 
Top Bottom