Bài tập về chất khí

N

nhattanedu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

30.10*. Một chai chứa không khí được nút kín bằng một nút có trọng lượng không đáng kể, tiết diện 2,5 cm2. Hỏi phải đun nóng không khí trong chai lên tới nhiệt độ tối thiểu bằng bao nhiêu để nút bật ra ? Biết lực ma sát giữa nút và chai có độ lớn là 12 N, áp suất ban đầu của không khí trong chai bằng áp suất khí quyển và bằng 9,8.104 Pa, nhiệt độ ban đầu của không khí trong chai là -30C.

và
Ở chính giữa một ống thủy tình nằm ngang kín 2 đầu, có 1 cột thủy ngân h=19,6 mm. Nếu đặt nghiên một góc 30 độ so với phương ngang thì cột thủy ngân dịch chuyển 1 đoạn
[tex]\large\Delta[/tex]l1 = 20 mm. nếu đặt thẳng đúng thì thủy ngân dịch đoạn [tex]\large\Delta[/tex]l2 = 30mm. Xác định áp suất trong bình khi năm ngang t=const
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

30.10*. Một chai chứa không khí được nút kín bằng một nút có trọng lượng không đáng kể, tiết diện 2,5 cm2. Hỏi phải đun nóng không khí trong chai lên tới nhiệt độ tối thiểu bằng bao nhiêu để nút bật ra ? Biết lực ma sát giữa nút và chai có độ lớn là 12 N, áp suất ban đầu của không khí trong chai bằng áp suất khí quyển và bằng 9,8.104 Pa, nhiệt độ ban đầu của không khí trong chai là -30C.


Ở chính giữa một ống thủy tình nằm ngang kín 2 đầu, có 1 cột thủy ngân h=19,6 mm. Nếu đặt nghiên một góc 30 độ so với phương ngang thì cột thủy ngân dịch chuyển 1 đoạn
[tex]\large\Delta[/tex]l1 = 20 mm. nếu đặt thẳng đúng thì thủy ngân dịch đoạn [tex]\large\Delta[/tex]l2 = 30mm. Xác định áp suất trong bình khi năm ngang t=const

1) Áp lực phải bằng 12 N. Mà áp lực [TEX]F = P.S[/TEX] với P là áp suất khí, S là tiết diện.

Như vậy cần đun đến áp suất [TEX]P' = \frac{12}{2,5.10^-4} Pa[/TEX]

Áp dụng pt P - T là được.

2) Ban đầu cột thủy ngân nằm giữa chứng tỏ áp suất hai bên đang cân bằng. Giả sử chiều dài cột khí mỗi bên là L và tiết diện ống là S.

Khi đặt nghiêng 30 độ, chênh lệch áp suất hai bên chính bằng áp suất do cột thủy ngân gây ra.

Ở bên thấp hơn, ta có [TEX]P'.(L-L_1).S = P_o.L.S \Rightarrow P' = \frac{P_oL}{L-l_1} [/TEX]

Bên cao hơn [TEX]P_oL.S = P".(L+l_1).S \Rightarrow P" = \frac{P_o.L}{L+l_1}[/TEX]

Chênh áp lực: [TEX]dF = P' - P" = d_{Hg}.h_{Hg}.sin30^0[/TEX] (1)

Thay P' và P" ở trên vào.

Tương tự khi đặt thẳng đứng:

[TEX]P' = \frac{P_oL}{L-l_2}[/TEX]

[TEX]P" = \frac{P_o.L}{L+l_2}[/TEX]

Chênh áp lực: [TEX]dF = P' - P"= d_{Hg}.h_{Hg}[/TEX] (2)

Từ hai pt trên, tìm mối quan hệ giữa Po và [TEX]d_{Hg}.h_{Hg}[/TEX]
 
N

nhattanedu

Em vẫn chưa hiểu

1) Áp lực phải bằng 12 N. Mà áp lực [TEX]F = P.S[/TEX] với P là áp suất khí, S là tiết diện.

Như vậy cần đun đến áp suất [TEX]P' = \frac{12}{2,5.10^-4} Pa[/TEX]

Áp dụng pt P - T là được.

2) Ban đầu cột thủy ngân nằm giữa chứng tỏ áp suất hai bên đang cân bằng. Giả sử chiều dài cột khí mỗi bên là L và tiết diện ống là S.

Khi đặt nghiêng 30 độ, chênh lệch áp suất hai bên chính bằng áp suất do cột thủy ngân gây ra.

Ở bên thấp hơn, ta có [TEX]P'.(L-L_1).S = P_o.L.S \Rightarrow P' = \frac{P_oL}{L-l_1} [/TEX]

Bên cao hơn [TEX]P_oL.S = P".(L+l_1).S \Rightarrow P" = \frac{P_o.L}{L+l_1}[/TEX]

Chênh áp lực: [TEX]dF = P' - P" = d_{Hg}.h_{Hg}.sin30^0[/TEX] (1)

Thay P' và P" ở trên vào.

Tương tự khi đặt thẳng đứng:

[TEX]P' = \frac{P_oL}{L-l_2}[/TEX]

[TEX]P" = \frac{P_o.L}{L+l_2}[/TEX]

Chênh áp lực: [TEX]dF = P' - P"= d_{Hg}.h_{Hg}[/TEX] (2)

Từ hai pt trên, tìm mối quan hệ giữa Po và [TEX]d_{Hg}.h_{Hg}[/TEX]

Cái độ lệch áp lực là thế nào còn khi nghiên góc 30o mà nó vẫn bằng áp suất do cột thủy ngân
xem giùm em cái đề này luôn câu 2 em ra rồi còn lại thì chưa
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Cột thủy ngân đặt nghiêng góc 30 độ thì áp suất của nó gây ra là [TEX]dh.sin30[/TEX] còn đặt thẳng đứng thì áp suất do nó gây ra là [TEX]dh[/TEX]. Ghi chung chung thế nhưng biểu thức bên dưới đã trình bày rõ cả rồi, chú đọc qua đi chứ.

Mấy bài sau cơ bản là khá dài nên....:D

Riêng có bài vận tốc cuối thấy có vài nét hay hay nên anh hướng dẫn chú chút đỉnh.

Muốn tìm thời gian tối thiểu thì cần tìm vận tốc tối thiểu. Khi vào đường cong bán kính R, xe phải có một vận tốc tối thiểu và tối đa nào đó, nếu không nó sẽ không thể cân bằng.

Với vận tốc tối đa, ma sát hướng vào trong. Còn với vận tốc tối thiểu, ma sát hướng ra ngoài.

- Xe không bị trượt.

Do mặt đường nghiêng nên lực hướng tâm chính là một thành phần của trọng lực:

[TEX]F = P.sin\alpha[/TEX] (trong đường người ta gọi này là siêu cao).

Lực li tâm bao gồm ma sát và lực quán tính.

[TEX]F_{lt} = F_{ms} + \frac{mv^2}{R}[/TEX]

Với [TEX]F_{ms} \leq mg.cos\alpha.\mu[/TEX]

Xe cân bằng khi lực hướng tâm bằng li tâm. Từ đó tính ra vận tốc gh 1.

- Xe không bị lật:

Gọi h là độ cao trọng tâm xe so với bánh.

Giả sử xe vuông góc với mặt đường. Xét bánh xe làm tâm quay.

Khi đó momen do trọng lượng gây ra: [TEX]M_p = m.g.h.sin\alpha[/TEX]

Momen do quán tính [TEX]M_q = m.\frac{v^2}{R}.h.cos\alpha[/TEX]

Tính ra vận tốc gh 2.

Vận tốc tối thiểu là vận tốc lớn nhất trong 2 giá trị trên.
 
Last edited by a moderator:
T

toiyeuvietnams

rat de e a

có rất nhiêu cách giải như :p\oint_{}^{}+\bigcup_{}^{}bằng cách này.cũng dc;)\sqrt[n]{A}\sum_{i=1}^k a_i^n\sum_{i=1}^k a_i^n\prod_{i=1}^{n}%%-o-+:)>-|-)@-):|
 
N

nhattanedu

Cột thủy ngân đặt nghiêng góc 30 độ thì áp suất của nó gây ra là [TEX]dh.sin30[/TEX] còn đặt thẳng đứng thì áp suất do nó gây ra là [TEX]dh[/TEX]. Ghi chung chung thế nhưng biểu thức bên dưới đã trình bày rõ cả rồi, chú đọc qua đi chứ.

Mấy bài sau cơ bản là khá dài nên....:D

Riêng có bài vận tốc cuối thấy có vài nét hay hay nên anh hướng dẫn chú chút đỉnh.

Muốn tìm thời gian tối thiểu thì cần tìm vận tốc tối thiểu. Khi vào đường cong bán kính R, xe phải có một vận tốc tối thiểu và tối đa nào đó, nếu không nó sẽ không thể cân bằng.

Với vận tốc tối đa, ma sát hướng vào trong. Còn với vận tốc tối thiểu, ma sát hướng ra ngoài.

- Xe không bị trượt.

Do mặt đường nghiêng nên lực hướng tâm chính là một thành phần của trọng lực:

[TEX]F = P.sin\alpha[/TEX] (trong đường người ta gọi này là siêu cao).

Lực li tâm bao gồm ma sát và lực quán tính.

[TEX]F_{lt} = F_{ms} + \frac{mv^2}{R}[/TEX]

Với [TEX]F_{ms} \leq mg.cos\alpha.\mu[/TEX]

Xe cân bằng khi lực hướng tâm bằng li tâm. Từ đó tính ra vận tốc gh 1.

- Xe không bị lật:

Gọi h là độ cao trọng tâm xe so với bánh.

Giả sử xe vuông góc với mặt đường. Xét bánh xe làm tâm quay.

Khi đó momen do trọng lượng gây ra: [TEX]M_p = m.g.h.sin\alpha[/TEX]

Momen do quán tính [TEX]M_q = m.\frac{v^2}{R}.h.cos\alpha[/TEX]

Tính ra vận tốc gh 2.

Vận tốc tối thiểu là vận tốc lớn nhất trong 2 giá trị trên.

Vâng cho em hỏi bài nhiệt, thế là khi đặt đứng và nghiên thì áp suất trên bằng nhau và áp suất dưới bằng nhau ah
 
C

conech123

Vâng cho em hỏi bài nhiệt, thế là khi đặt đứng và nghiên thì áp suất trên bằng nhau và áp suất dưới bằng nhau ah

Là sao trời :|

Áp suất của không khí bên dưới nó phải lớn hơn bên trên chứ. Độ chênh này bằng áp suất do cột thủy ngân đặt nghiêng hoặc đặt đứng gây ra.
 
T

thcsnk_hieume

??

Có phải áp suất do thủy ngân gây ra bằng trọng lực cột thủy ngân chia cho tiết diện không??
 
Top Bottom