để nhìn bất cứ cái j mà mắt ko phải điều tiết thì ảnh của cái đó nó fải hiện trên võng mạc trong khi thủy tinh thể ở trạng thái tự nhiên (tức là ko căng mắt lên, ko phồng lên). với mắt bình thường thì nhìn vật ở vô cực sẽ k điều tiết. Với mắt cận thì nhìn vật ở điểm cực viễn sẽ k phải điều tiết. từ đó suy ra để nhìn 1 vật cách mắt 20cm mà mắt k phải điều tiết thì ảnh của vật này qua kính phải nằm ở điểm cực viễn của mắt cận này (kính sát mắt).
1/f = 1/d + 1/d'
trong đó d = 20cm vì vật thật đặt trước kính, và d' = -50cm âm vì đây là ảnh ảo, do ảnh cùng bên với vật và lại nằm xa kính hơn (50cm xa hơn 20cm) nên tia ló phải là tia phân kì chứ ko là tia hội tụ đc, vì vậy nên ảnh là ảo (nếu tia ló mà hội tụ thì ảnh sẽ là ảnh thật nằm sau mắt, sau gáy, nên sẽ ko nhìn thấy j hết).
thay vào dễ tính đc f = 33,33cm. bạn thấy đây là kính hội tụ, mắt cận đeo 1 kính hội tụ. chú ý là khi mắt cận đeo kính này thì nó chỉ nhìn đc đúng 1 vị trí 20cm như trên để ko fải điều tiết, còn ngoài ra là ko có tác dụng j cả (vì bt mắt cận fải đeo kính phân kì).