Địa Bài tập tự luận.

vuhoangnam2001

Cây bút được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng một 2014
739
991
264
22
Phú Thọ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

  1. Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải?

  2. Tại sao nói: “Để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi thì giao thông vận tải phải đi trước một bước”.

  3. Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?
 
  • Like
Reactions: Trần Hoàng

JinMin Young

Ngày hè của em
Thành viên
27 Tháng hai 2017
320
470
239
Nghệ An
  1. Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải?

  2. Tại sao nói: “Để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi thì giao thông vận tải phải đi trước một bước”.

  3. Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?
Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải?
- Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
- Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các nước trên thế giới.

Tại sao nói: “Để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi thì giao thông vận tải phải đi trước một bước”.
10.png
Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?

- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
+ Trước hết, các ngành kinh tố khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải. Khi các ngành này phát triển tốt, nhu cầu vận tải lớn thì ngành giao thông vận tải có nhiều thuận lợi để phát triển. Còn khi các ngành kinh tế gặp khó khăn, hay trong tình trạng suy thoái, thì ngành giao thông vận tải cũng gặp khó khăn.
+ Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển. Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so với vùng: mới khai thác. Ở các vùng tập trung công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) đều phát triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô lô hạng nặng. Mỗi loại hàng hóa cần vận.chuycn lại có yêu cầu riêng đối với phương tiện vận tải. Ví dụ: có loại hàng cần cước phí vận chuyển thấp, nhưng không cần nhanh (vật liệu xây dựng, quặng, than,...), có loại hàng đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn (hóa chất. vật liệu dễ cháy,...). Sự phân bố các cd sở kinh tế có nhu cầu vận chuyển các loại hàng này đã quy định việc tổ chức vận tải ở từng loại phương liên.
+ Cuối cùng, sự phát triển của ngành cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô lô.
+ Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, nhu cầu đi lại của dân cư rất lớn. Để thỏa mãn nhu cầu đi lại hàng ngày của dân CƯ (gắn liền với các chuyến đi từ nơi ở tới nơi làm việc, học lập, giải trí, dịch vụ,...) đã hình thành một loại hình giao thông vận tải đặc biệt: giao thông vận tải thành phố.
+ Tham gia vào loại hình này có các loại phương tiện vận tải khác nhau: tàu có đầu máy chạy điện, ô tô (xe buýt và xe du lịch), xe điện ngầm, các loại phương tiện đi lại cá nhân (xe đạp, xe máy,...).

 
Top Bottom