Vật lí bài tập trắc nghiệm vật lí 10

T

torresss

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Một vật chuyển động không nhất thiết phải có:
A.Thế năng B.Động năng C.Động lượng D.Vận tốc
2.Một vật nằm yên có thể có
A.Thế năng B.Động năng C.Động lượng D.Vận tốc
3.Một vật nhỏ có khối lượng m=100g gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k=200N/m, đầu kia của lò xo được gắn cố định.Kéo vật đến vị trí lò xo dãn 5cm rồi thả cho vật chuyển động không vận tốc đầu.Cơ năng của hệ tại vị trí đó là:
A.25.$10^{-2}$ J B.50.$10^{-2}$ J C.100.$10^{-2}$ J D.200.$10^{-2}$ J
Câu 4:một vật có khối lượng 4 kg được thả rơi tự do từ độ cao 6m.Lấy g=10m/$s^2$.Khi qua điểm cách mặt đất 2 m vật có động năng
A.160 J B.120 J C.48 J D.24 J
câu này giải chi tiết cho mình nhé
 
Last edited by a moderator:
B

baobadao2512

Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: A
($W = \frac{1}{2}.k.x^2$)
Câu 4: A
Tại vị trí cao 6m, cơ năng của vật là thế năng cực đại: $W = m.g.h_{max} = 240 (J)$
Tại vị trí cao 6m, Thế năng của vật là: $W_t = m.g.h = 80 (J)$
Cơ năng được bảo toàn => Động năng của vật là: $W_đ = W - W_t = 160 (J)$
 
Last edited by a moderator:
D

duclk

1.Một vật chuyển động không nhất thiết phải có:
A.Thế năng B.Động năng C.Động lượng D.Vận tốc
2.Một vật nằm yên có thể có
A.Thế năng B.Động năng C.Động lượng D.Vận tốc
3.Một vật nhỏ có khối lượng m=100g gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k=200N/m, đầu kia của lò xo được gắn cố định.Kéo vật đến vị trí lò xo dãn 5cm rồi thả cho vật chuyển động không vận tốc đầu.Cơ năng của hệ tại vị trí đó là:
A.25.$10^{-2}$ J B.50.$10^{-2}$ J C.100.$10^{-2}$ J D.200.$10^{-2}$ J
Câu 4:một vật có khối lượng 4 kg được thả rơi tự do từ độ cao 6m.Lấy g=10m/$s^2$.Khi qua điểm cách mặt đất 2 m vật có động năng
A.160 J B.120 J C.48 J D.24 J
câu này giải chi tiết cho mình nhé
câu 1: Vật chuyển động thì sẽ có vận tốc, lúc này vật sẽ có động năng và động lượng. Vật chuyển động trên mặt đất, chọn thế năng tại mặt đất thì sẽ không có thế năng, ngược lại nếu vật chuyển động trên cao so với mặt đất, vẫn chọn gốc thế năng tại mặt đất thì lúc này sẽ có thế năng. Đề bài nên bỏ sung thêm là chuyển động nằm ngang.
Câu 2: Giống như câu 1, mà vật nằm yên so với gì, mặt đất hay vật chuyển động, nằm yên đối với vật nằm thì không có động năng, như đối với vật chuyển động thì sẽ có động năng.
Câu 3: Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng thì rồi buông tay, lúc này ta chỉ có thế năng cực đại dùng công thức đàn hồi tính. Phải bỏ qua ma sát lúc này cơ năng của hệ mới được bảo toàn.
Câu 4: Vị trí 6m thế năng cực đại cũng bằng cơ năng, lúc cách mặt đất 2m thì sẽ có động năng và thế năng, áp dụng cơ năng bảo toàn sẽ tìm được động năng. Rơi tự do là rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực, không có ngoại lực, nên lúc này ta sẽ sử dụng được cộng thức bảo toàn cơ năng.
 
Top Bottom