ĐỀ 3
Câu 1 (3 đ):
Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết:
“… Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...”
(Ông đồ)
a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ?
b. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?
c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng ?
Câu 2 (2đ):
Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 câu, theo cách quy nạp) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp độc đáo nghệ thuật của hai câu thơ sau:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (5đ):
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người tù cách mạng trong bài thơ Khi con tú hú của Tố Hữu.
-----------Hết------------
Câu 1:
a.
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
b.
Trường từ vựng có trong đoạn thơ trên là: viết, giấy, mực, nghiên (đồ dùng học tập)
c.
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích là:
+ Câu hỏi tu từ "người thuê viết nay đâu?"
+ Nhân hoá "giấy đỏ buồn", "mực đọng"
- Tác dụng:
+ Diễn tả sự hoảng hốt, bàng hoàng của nhà thơ khi ông đồ cứ ngày một thưa vắng rồi mất hẳn
+ Nhẫn mạnh việc ông đồ đã bị xã hội, công chúng lãng quên, cảnh buồn đến thê lương
+ Nỗi sầu của giấy, mực, nghiên hay cũng chính là nỗi buồn sầu tủi của ông đồ
Câu 2:
+ "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đây là hình ảnh so sánh rất độc đáo, tác giả đã so sánh cái cụ thể "cánh buồm" với cái trừu tượng "mảnh hồn làng" vô hình tạo nên hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng và chứa đựng một ý nghĩ lớn lao, sâu sắc.
+ Biện pháp nhân hoá cánh buồn "rướn thân" làm cánh buồm trở nên sống động, cường tráng như một sinh thể sống. Từ "rướn" là một động từ mạnh, cách dùng từ độc đáo ấy thể hiện sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm
+ Màu sắc và tư thế của cánh buồm làm tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền. Hình ảnh tượng trưng cánh buồm trắng no gió giữa biển khơi quen thuộc vừa thơ mộng, vừa hoành tráng
+ "Mảnh hồn làng" Phải chăng, cánh buồm chính là linh hồn của làng chài? Nó mang theo bao hi vọng và lo toan của người dân chài trong cuộc sống mưu sinh trên sông nước
Câu 3:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
- "Khi con tu hú" được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Thiên Huế, được in trong tập "Từ ấy"
2. Vẻ đẹp người tù cách mạng
- Bức tranh mùa hè yên bình, tươi đẹp
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
+ Bài thơ rộn nhịp bởi có nhiều âm thanh: tiếng tu hú, tiếng ve, tiếng diều
+ Màu sắc tươi tắn, rạng rỡ: màu vàng của lúa chiêm, của trái cây đang độ chín, màu hồng của nắng mới, màu xanh của bầu trời cao...
+ Hương vị: chín của lúa, ngọt của trái cây
+ Các hình ảnh đều đẹp đẽ, báo hiệu một mùa hè sôi động, náo nhiệt
=> Là một người đang bị giam giữ trong nhà tù nhưng nhà thơ Tố Hữu vẫn vẽ nên một bức tranh mùa hè tươi đẹp đến thế. Các dấu hiệu của mùa hè cũng vô cùng rõ rệt. Phải là người tinh tế thì mới có thể vẽ nên bức tranh sinh động như vậy
- Tâm trạng, cảm xúc của người tù
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạo tan phòng, hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
+ Tác giả sử dụng một loạt động từ mạnh: đạp, chết uất, ngột cùng các từ cảm thán "ôi", "làm sao", "thôi"
+ Đến cuối bài thơ, tiếng chim tu hú lại một lần nữa vang lên. Cùng với tiếng chim mở đầu tác phẩm, nó tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng.
+ Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè hay chính là tiếng gọi của khát vọng tự do. Nó khiến nhà thơ thấy bực bội, khổ đau. Tiếng chim tu hú vang vọng vào nhà lao như đang chuyển cho người tù cái khát vọng muốn đạp tan gông xiềng mà ra
3. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật
KB: Tổng kết lại vấn đề, nêu cảm nghĩ bản thân