Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhờ các bạn giải giúp, mình không hiểu đề luôn!
upload_2018-6-2_21-10-43.png
Một thanh AB có chiều dài l chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox trong hệ tọa độ Đề các vuông góc Oxy với vận tốc v không đổi.
Tại điểm M(0; d) đặt một máy ảnh chuyên dụng hướng theo chiều "+" của Oy và máy ảnh này có thể chụp được vị trí của thanh trong quá trình nó chuyển động.
Cho biết vận tốc của ánh sáng là c. Giả sử tại thời điểm t nào đó, máy ảnh ghi nhận đầu A của vật ở vị trí [tex]x_{0}[/tex], hãy:
a. Tìm vị trí thực tế của điểm A lúc đó?
b. Chiều dài của vật trong ảnh lúc đó?
 

Tạ Đặng Vĩnh Phúc

Cựu Trưởng nhóm Toán
Thành viên
10 Tháng mười một 2013
1,559
2,715
386
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
À, cái này có đôi chút liên quan đến thuyết tương đối :
Cái máy ảnh trong này có vai trò như NGƯỜI quan sát, giả sử O là điểm neo (pivot) thì:
Do ở đây vận tốc chuyển động là đáng kể (so với ánh sáng)
Thực chất là do ánh sáng cũng có thời gian di chuyển từ điểm A đến cái máy ảnh, nhưng vận tốc này là bảo toàn dù cho AB có di chuyển ra sao đi nữa (thuyết tương đối thừa nhận điều này) và kết quả là thời gian của AB bắt đầu có sự thay đổi:

Giả sử xa rời bài toán: tại thời điểm t, điểm A đang ở vị trí x và ánh sáng bắt đầu truyền đi tới M, nó mất một khoảng thời gian bằng MA / c, trong khi đó điểm A được ghi nhận ở vị trí x trên máy ảnh
Thực chất điểm A đang ở vị trí x0 và khoảng di chuyển delta S = v*deltaT = v*MA/c
Trở lại bài toán: Khi vật được ghi nhận tại vị trí x0, thực chất nó đã di chuyển một đoạn và vị trí thực của nó là (x0 - v*MA/c)


upload_2018-6-5_21-1-5.png
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
À, cái này có đôi chút liên quan đến thuyết tương đối :
Cái máy ảnh trong này có vai trò như NGƯỜI quan sát, giả sử O là điểm neo (pivot) thì:
Do ở đây vận tốc chuyển động là đáng kể (so với ánh sáng)
Thực chất là do ánh sáng cũng có thời gian di chuyển từ điểm A đến cái máy ảnh, nhưng vận tốc này là bảo toàn dù cho AB có di chuyển ra sao đi nữa (thuyết tương đối thừa nhận điều này) và kết quả là thời gian của AB bắt đầu có sự thay đổi:

Giả sử xa rời bài toán: tại thời điểm t, điểm A đang ở vị trí x và ánh sáng bắt đầu truyền đi tới M, nó mất một khoảng thời gian bằng MA / c, trong khi đó điểm A được ghi nhận ở vị trí x trên máy ảnh
Thực chất điểm A đang ở vị trí x0 và khoảng di chuyển delta S = v*deltaT = v*MA/c
Trở lại bài toán: Khi vật được ghi nhận tại vị trí x0, thực chất nó đã di chuyển một đoạn và vị trí thực của nó là (x0 - v*MA/c)


View attachment 57906
Kinh! Nghe to tát thế? Tớ tưởng bài tập vật lý THPT bình thường!
Cảm ơn bạn phó nhóm Toán @Tạ Đặng Vĩnh Phúc
 
  • Like
Reactions: Thiên Thuận

Tạ Đặng Vĩnh Phúc

Cựu Trưởng nhóm Toán
Thành viên
10 Tháng mười một 2013
1,559
2,715
386
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Kinh! Nghe to tát thế? Tớ tưởng bài tập vật lý THPT bình thường!
Cảm ơn bạn phó nhóm Toán @Tạ Đặng Vĩnh Phúc
Nói cho xôm vậy thôi chứ thật ra nó là như vậy đấy )))
Mình chỉ áp dụng ở mức cơ bản và thực ra đây là 1 bài tập Vật lý phổ thông cũng được đấy, có điều mình nói hơi nhiều nhựng ko biết đúng được bao nhiêu
 
  • Like
Reactions: Sơn Nguyên 05

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Bài giải câu a của bạn Phúc mình nghĩ chưa hợp lý. Nó chưa thể hiện đúng tinh thần của thuyết tương đối.

Vì giả sử v nó không hướng AO mà hướng theo AM thì cách giải trên của bạn lại quay về cộng (trừ) vận tốc với ánh sáng.

Nếu là mình, mình sẽ giải theo hướng chiếu vecto vận tốc của vật lên phương AM, được V_AM, thực hiện phép tổng hợp vận tốc theo công thức của thuyết tương đối để có V_AM' ( < V_AM) là vận tốc của A đối với người quan sát. Sau đó chiếu ngược lại phương OB để tìm vận tốc đối với người quan sát theo phương này, rồi mới nhân với thời gian ánh sáng truyền.
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
Bài giải câu a của bạn Phúc mình nghĩ chưa hợp lý. Nó chưa thể hiện đúng tinh thần của thuyết tương đối.

Vì giả sử v nó không hướng AO mà hướng theo AM thì cách giải trên của bạn lại quay về cộng (trừ) vận tốc với ánh sáng.

Nếu là mình, mình sẽ giải theo hướng chiếu vecto vận tốc của vật lên phương AM, được V_AM, thực hiện phép tổng hợp vận tốc theo công thức của thuyết tương đối để có V_AM' ( < V_AM) là vận tốc của A đối với người quan sát. Sau đó chiếu ngược lại phương OB để tìm vận tốc đối với người quan sát theo phương này, rồi mới nhân với thời gian ánh sáng truyền.
Hóng thánh!
Một phần trong đề chọn đội tuyển (nội bộ) của Hà Tĩnh năm nào đó mà mình em hóng được!
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
chiếu vecto vận tốc của vật lên phương AM, được V_AM, thực hiện phép tổng hợp vận tốc theo công thức của thuyết tương đối để có V_AM' ( < V_AM) là vận tốc của A đối với người quan sát.
Vận tốc đối với người quan sát đứng yên cũng phải chiếu hả anh. Nó hướng nào thì để hướng đó cộng vector chứ nhỉ???
 
Top Bottom