►Bài tập tổng hợp ◄

L

leo.alone7896

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

c1: hãy nêu 1 chi tiết đc hư cấu hóa trong truyện Tấm Cám và phân tích? chỉ ra nhữ đặc điểm của ca dao bằng một bài ca dao cụ thể
c2: phân tích và chữa lại câu dưới đây sao cho phù hợp với ngôn ngữ viết
"Trong chúng ta ai mà chẳng biết Đại Cáo Bình Ngô là một án thiên cổ cực kì tiếng tăm của nền văn học Việt Nam"

rất cảm ơn các bạn đã quan tâm !
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

Chào leo.alone7896!
Với câu hỏi của em, chị có thể gợi ý một số điểm sau:
Câu 1:
- 1 chi tiết hư cấu trong truyện Tấm Cám: chi tiết Tấm bước ra từ trong quả thị
Với chi tiết hư cấu này tác giả dân gia một lần nữa thể hiện sự tái sinh của Tấm (lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng), gửi gắm thông điệp: ở hiền gặp lành
- bài ca dao: "Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào"
Những đặc điểm của ca dao thể hiện trong bài ca dao trên:
+ Thể thơ lục bát truyền thống, mang đậm tính dân tộc, là thể thơ đặc trưng của ca dao
+ Lối đối đáp quen thuộc trong ca dao: thể hiện (trong bài ca dao trên) hai từ : hỏi - thưa, chàng trai ướm hỏi, cô gái trả lời.
+ Chủ đề quen thuộc: chủ đề tình yêu đôi lứa
+ Sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng cao: Mận - đào: ẩn dụ cho người con trai và người con gái (mận: người con trai, đào: người con gái), vườn hồng ẩn dụ cho chuyện tình cảm của người con gái.

Câu 2:
- Phân tích câu: chị chưa hiểu ý câu hỏi này: phân tích nội dung hay phân tích thành phần câu?
- Có thể chữa lại theo lối văn viết như sau:
Nhắc đến Đại Cáo Bình Ngô ai trong chúng ta cũng biết đây là áng thiên cổ hùng văn bậc nhất của nền văn học Việt Nam.
Trên đây là một số gợi ý, chúc em làm bài hiệu quả!
Thân ái!
 
A

anhprokmhd123

thắc mắc 1 tý

Chào leo.alone7896!
Với câu hỏi của em, chị có thể gợi ý một số điểm sau:
Câu 1:
- 1 chi tiết hư cấu trong truyện Tấm Cám: chi tiết Tấm bước ra từ trong quả thị
Với chi tiết hư cấu này tác giả dân gia một lần nữa thể hiện sự tái sinh của Tấm (lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng), gửi gắm thông điệp: ở hiền gặp lành
- bài ca dao: "Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào"
Những đặc điểm của ca dao thể hiện trong bài ca dao trên:
+ Thể thơ lục bát truyền thống, mang đậm tính dân tộc, là thể thơ đặc trưng của ca dao
+ Lối đối đáp quen thuộc trong ca dao: thể hiện (trong bài ca dao trên) hai từ : hỏi - thưa, chàng trai ướm hỏi, cô gái trả lời.
+ Chủ đề quen thuộc: chủ đề tình yêu đôi lứa
+ Sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng cao: Mận - đào: ẩn dụ cho người con trai và người con gái (mận: người con trai, đào: người con gái), vườn hồng ẩn dụ cho chuyện tình cảm của người con gái.

Câu 2:
- Phân tích câu: chị chưa hiểu ý câu hỏi này: phân tích nội dung hay phân tích thành phần câu?
- Có thể chữa lại theo lối văn viết như sau:
Nhắc đến Đại Cáo Bình Ngô ai trong chúng ta cũng biết đây là áng thiên cổ hùng văn bậc nhất của nền văn học Việt Nam.
Trên đây là một số gợi ý, chúc em làm bài hiệu quả!
Thân ái!


sao trong tấm cám lại có chi tiết bước ra từ quả thị nhỉ
bạn có nhầm ở đâu ko
hay la tấm cám ngày nay nó thay đổi cốt truyện rồi
 
H

hocmai.nguvan

Bạn anhprokmhd123 thân mến!
Trước khi trả lời thắc mắc của bạn, bạn đọc lại văn bản Tấm Cám và cho mình biết Tấm biến hoá qua bao nhiêu lần và đó là những lần nào nhé!
 
H

happy.swan

"Trong chúng ta ai mà chẳng biết Đại Cáo Bình Ngô là một án thiên cổ cực kì tiếng tăm của nền văn học Việt Nam"

~>Khi nhắc đến nền văn học Việt Nam không thể không nhắc đến tác phẩm Bình ngô đại cáo- áng văn thiên cổ nổi tiếng của dân tộc.
Ca dao:
Tiện đây mận mới hỏi đào:
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
~Nhân vật trữ tình: mận đào ( người con trai và con gái)
Thời gain: tiện đây
Không gian : vườn hồng
Ngôn ngữ: gần gũi với lời ăn tiếng nói
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom