Vì có một bạn quan tâm và nhờ anh giải giúp cho bạn ấy các câu 37 và 38 trong file bài tập Tổng hợp dao động ở trên, nên hôm nay anh giải hai bài ấy làm mẫu
GIẢI:
Câu 37: Đây là một dạng câu hỏi rất hay và lạ nữa. Phương pháp làm bài tập kiểu này đã xuất hiện trong kỳ thi THPT QG 2015, đó là phương pháp đạo hàm
* Nhắc lại kiến thức trong sách giáo khoa: [tex]x'=v[/tex] (đạo hàm bậc nhất của li độ là vận tốc)
Ta có: [tex]2x^2_1+3x^2_2=30[/tex] (1), đạo hàm hai vế ta được: [tex]4x_1.v_1+6x_2.v_2=0[/tex] (2)
Theo giả thiết, khi dao động thứ nhất có tọa độ [tex]x_1=3, v_1=50[/tex] thì ta thay [tex]x_1=3[/tex] vào phương trình (1) => [tex]x_2=\pm2[/tex]
Ta chọn [tex]x_2=2[/tex] hoặc [tex]x_2=-2[/tex] đều được. Ở đây anh chọn [tex]x_2=-2[/tex], thay vào phương trình (2) => [tex]v_2=50[/tex] =>
đáp án A
Câu 38: Xem hình đính kèm:
* Theo giả thiết thì dao động tổng hợp lệch pha [tex]\frac{\pi}{3}[/tex] so với dao động [tex]x_1[/tex] nên anh giả sử là dao động tổng hợp trễ pha hơn dao động thành phần [tex]x_1[/tex] góc là [tex]\frac{\pi}{3}[/tex]
Vậy nên, xét tam giác OMN có [tex]\widehat{MON}=\frac{\pi}{3}[/tex]
Áp dụng định lý Co-sin trong tam giác, ta được: [tex]A^2_2=A^2_1+A^2-2.A_1.A.cos\widehat{MON}[/tex]
=>
đáp án A
@nguyenthiminhtuyen