Văn 9 Các câu hỏi tiếng Việt và đọc hiểu

Koiru

Học sinh
Thành viên
25 Tháng tám 2017
47
13
21
Bình Thuận
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/
"Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm."
Câu hỏi: câu in đậm trong đoạn văn là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo câu in đậm đó.
2/
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có.
1. Cho biết vấn đề chính được nói tới trên đoạn văn là gì? Đoạn văn trình bày theo phương thức biểu đạt nào?
2. Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết đó?
3/ Câu thơ "Mặt trời xuống biển như hòn lửa" sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng.
4/ Em hiểu thế nào về hai câu thơ: "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi - Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
5/
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"
(NNSXX-LMK)
Câu trên là câu đơn hay câu ghép? Xác định thành phần câu (KN, CN, VN)
6/
"Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi." là câu đơn hay câu ghép? xác định rõ các thành phần cấu trúc của câu.
------------------
Giúp mình với.
:Tonton3:Tonton3
 
  • Like
Reactions: Trần Gia Linh

Trần Gia Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
243
132
61
Hà Nội
THCS Mai Lâm
1) Câu trên là câu ghép (nguyên nhân kết quả):
- Vế 1: Nhưng vì bom/ nổ gần,
- Vế 2: Nho/ bị choáng.
2)
1. Tầm quan trọng của đọc sách với trình độ học vấn. Nghị luận.
2. Nhưng, bởi vì, mà là
3. tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa” và ẩn dụ
4.Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm. Họ ra khơi với một niềm phấn khởi, niềm tin vào thành quả lao động.
6.
Câu ghép
- Có 4 vế:
+Vế 1: đôi mắt ông (CN), đỏ hoe (VN)
+Vế 2: nước mắt ông (CN), giàn giụa (VN)
+Vế 3: đôi môi (CN), tái nhợt (VN)
+Vế 4: quần áo (CN), tả tơi (VN)
 
  • Like
Reactions: Koiru

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
1/
"Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm."
Câu hỏi: câu in đậm trong đoạn văn là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo câu in đậm đó.
2/
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có.
1. Cho biết vấn đề chính được nói tới trên đoạn văn là gì? Đoạn văn trình bày theo phương thức biểu đạt nào?
2. Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết đó?
3/ Câu thơ "Mặt trời xuống biển như hòn lửa" sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng.
4/ Em hiểu thế nào về hai câu thơ: "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi - Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
5/
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"
(NNSXX-LMK)

Câu trên là câu đơn hay câu ghép? Xác định thành phần câu (KN, CN, VN)
6/
"Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi." là câu đơn hay câu ghép? xác định rõ các thành phần cấu trúc của câu.
------------------
Giúp mình với.
:Tonton3:Tonton3
Câu 5:
Câu trên là câu đơn
Khởi ngữ: Còn mắt tôi
Chủ ngữ: Các anh lái xe
Vị ngữ: bảo:"cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"
 
  • Like
Reactions: Koiru

Koiru

Học sinh
Thành viên
25 Tháng tám 2017
47
13
21
Bình Thuận

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
vậy biện pháp tu từ là ẩn dụ với so sánh phải không bạn? tại mình nghe bảo chỉ có so sánh thôi...
Câu thơ đó chỉ sử dụng mỗi biện pháp so sánh thôi nhé.
Tác dụng :
  • Hình tượng hóa hình ảnh mặt trời trong buổi hoàng hôn.
  • Thể hiện sự tưởng tượng đặc sắc của nhà thơ Huy Cận về hình ảnh mặt trời trong buổi hoàng hôn.
  • Thể hiện xúc cảm của nhà thơ trong buổi chiều khi nhìn thấy mặt trời từ từ khuất dần dưới mặt nước biển.
  • Tạo một tiền đề để làm nổi bật hình ảnh người ngư dân trong hai câu cuối của khổ thơ: Mặt trời khuất dần trên mặt biển như kết thúc một ngày lao động; trong khi đó, đây lại là thời điểm người ngư dân bắt đầu cho một buổi lao động mới: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa”, nhưng “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” và trong tâm thế “Câu hát căng buồm cùng gió khơi''
 
  • Like
Reactions: Koiru

Trần Gia Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
243
132
61
Hà Nội
THCS Mai Lâm
vậy biện pháp tu từ là ẩn dụ với so sánh phải không bạn? tại mình nghe bảo chỉ có so sánh thôi...
So sánh là BPTT rõ ràng còn ẩn dụ thì hơi gây tranh cãi nhưng cô giáo mình vẫn cho ghi cái này, nhiều giáo sư khi phân tích cũng cho là có ẩn dụ nên bạn ghi hay không cũng không sao có khi có giáo viên cho là sai. Đây là đoạn mk copy lại trong giáo án điện tử của cô chỗ có phép ẩn dụ:
"Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cảnh quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú".
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
So sánh là BPTT rõ ràng còn ẩn dụ thì hơi gây tranh cãi nhưng cô giáo mình vẫn cho ghi cái này, nhiều giáo sư khi phân tích cũng cho là có ẩn dụ nên bạn ghi hay không cũng không sao có khi có giáo viên cho là sai
Theo mình thì câu này không có ẩn dụ... Vì người ta thường lấy cả cặp câu ''Mặt trời xuống biển như hòn lửa(1) - Sóng đã cài then đêm sập cửa(2)'' để phân tích nên khá nhiều bạn nhầm lẫn. Câu sau(2) mới có biện pháp ẩn dụ, nhân hóa chứ câu đầu(1) chỉ có biện pháp so sánh thôi.
 

Trần Gia Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
243
132
61
Hà Nội
THCS Mai Lâm
Theo mình thì câu này không có ẩn dụ... Vì người ta thường lấy cả cặp câu ''Mặt trời xuống biển như hòn lửa(1) - Sóng đã cài then đêm sập cửa(2)'' để phân tích nên khá nhiều bạn nhầm lẫn. Câu sau(2) mới có biện pháp ẩn dụ, nhân hóa chứ câu đầu(1) chỉ có biện pháp so sánh thôi.
Cái này là cô giáo mình cho ghi, thật ra thì mk cũng không hiểu lúc đầu đọc đi đọc lại mới ngấm. Trong bài kt ở trường liệt kê BPTT trong hai câu thơ trên ai thiếu ẩn dụ bị cô trừ điểm. Mới cả cái này cô cũng nói rõ là gây tranh cãi nên mình chỉ viết thế thôi.
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Cái này là cô giáo mình cho ghi, thật ra thì mk cũng không hiểu lúc đầu đọc đi đọc lại mới ngấm. Trong bài kt ở trường liệt kê BPTT trong hai câu thơ trên ai thiếu ẩn dụ bị cô trừ điểm. Mới cả cái này cô cũng nói rõ là gây tranh cãi nên mình chỉ viết thế thôi.
Đúng rồi. Phân tích người ta thường đưa ra cặp câu chứ không ai đưa riêng lẻ 1 câu thơ thế đâu. Cho nên làm quen hai câu mà giờ tách ra riêng để làm thì nhẫm lần là chuyện bình thường thôi ^^
 
Top Bottom