Bài tập tiếng việt!

K

keohong2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hãy lí giải hành động "ngẩng đầu" và "cúi đầu" của Lí Bạch trong bài thơ Tĩnh dạ tứ
Câu 2: Đọc bài ca dao sau:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này
Trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi cuối bài ca dao
các bạn làm giúp mình 2 bài dưới dạng 2 đoạn văn giống như cảm thụ ý
Thanks trước nè
 
C

chuatroi_2000

Mình trả lời này :

1.
'' Ngẩng đầu'' và '' Cúi đầu'' tạo phép đối cho 2 câu thơ và nhấn mạnh được vẻ đẹp của đêm trăng sáng mà trong đó còn biểu đạt nỗi nhớ quê hương da diết của 1 con người sống xa quê ở 1 không gian thơ mộng, huyền ảo.




 
C

cry_with_me

theo chị cái khó ở câu 2 ko phải là phân tích đề bài làm sáng tỏ ý nghĩa câu cuối,mà là ở phần mở bài

đề ko phải là phân tích cả đoạn mà 1 câu duy nhất, nếu đi ko đúng hướng thì bài sẽ bị lan man, hơn nữa nếu mình mở bài bằng cách truyền thống thì sẽ ko hay, hơi chút khô khan mặc dù trọng tâm điểm nằm ở thân bài
Nhưng ngta bảo miếng trầu mở đầu câu chuyện, có mở bài hay thì em sẽ đc đánh giá cao hơn, nhưng cũng đừng làm kiểu đầu voi đuôi chuột :p
Nếu là chị thì chị sẽ làm theo hướng mở, nghĩa là mượn 1 số bài thơ, câu nói của 1 số tác giả bình luận ngắn 1 chút rồi từ đó mới dẫn vào :)

còn thân bài thì rõ rồi:
Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của một địa danh được coi là “biểu tượng thu nhỏ” của Đất nước Việt Nam: Cảnh Hồ Gươm với các nét đặc sắc mang trong mình âm vang lịch sử và văn hoá.
Những ý tình gợi lên từ câu hỏi cuối bài ca dao:
+ Đây là câu hỏi rất tự nhiên, âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây là dòng thơ xúc động, sâu lắng nhất trong bài ca dao, tác động trực tiếp vào tình cảm của người đọc, người nghe
+ Câu hỏi nhưng để khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông cha ta qua nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh trí khác của Hồ Gươm trong bài được nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước.
+ Câu hỏi còn hàm ý nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn, xây dựng non nước cho xứng đáng với truyền thống cha ông.
 
Top Bottom