bài tập tết

B

bang212

Last edited by a moderator:
E

eragonmjsakj

BẠn ơi qua têt rồi mà! bạn vào những mục văn của diễn đần mà xem...chắc có hết...hoặc tìm kiếm trên mạng đầy....
 
C

congchualolem_b


Phân tích nhân vật ông Hai:
+Mở đọan: tự viết
+thân đọan:
1.Ông Hai có tình yêu làng sâu sắc đặc biệt với làng chợ Dầu,nơi chôn rau cắt rốn của ông.
- Trước cm với tâm lí nông dân,mang tính địa phương,ông thường tự hào làng mình giàu đẹp to lớn,thường khoe “sinh phần của viên tổng đốc người làng”.
- Kháng chiến chống Pháp nổ ra:
*Ông muốn ở lại làng để chống giặc nhưng vì hòan cảnh ông phải di cư và luôn nhớ về làng.
*Ông căm thù cái “sinh phần” của viên Tổng đốc vì nó là tàn tích của phong kiến,vì phục dịch nó mà ông và người làng phải khổ.
*Tự hào về làng,tự hào về phong trào cách mạng,tinh thần kháng chiến sôi nổi của làng.
2.Tình yêu làng của ông hòa vào tình yêu quê hương,đất nước,yêu kháng chiến,yêu cm
*Nghe tin làng theo giặc,ông đau đớn nhục nhã, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
*nghe tin cải chính làng k theo giặc,ông sung sướng tự hào nên dù nhà ông bị giặc đốt ông cũng k buồn,k tiếc,xem đó là bằng chứng về lòng trung thành của ông đối với cách mạng.
3.Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng cốt truyện,miêu tả tâm lí,đặt nhân vật trong tình huống gay gắt,đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tâm trạng,tính cách của nhân vật
- Miêu tả nổi bật tâm trạng,tính cách của nhân vật qua đối thọai,độc thọai,đấu tranh nội tâm,ngôn ngữ,thái độ,cử chỉ,suy nghĩ,hành động.
+kết đọan: tự lực :D
 
C

congchualolem_b

Phân tích nhân vật bé Thu: đây là cách làm theo kiểu Tổng – phân – hợp ,bạn thử tham khảo xem:
1.Tổng:
a.Ý nghĩa tiêu đề: kỉ vật cuối cùng của người cha liệt sĩ – anh Sáu dành cho người con – bé Thu,là hiện thân của tình cha con,gắn với lần gặp gỡ cuối cùng của hai cha con.Câu chuyện được kể lại từ góc độ của nhân vật “tôi” – người bạn của anh Sáu,người chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc gặp gỡ ấy.
b.Tác phẩm gắn với tình huống nhận cha con đặc biệt – trước giờ tập kết theo hiệp định Giơ – ne – vơ ,xoay quanh những phản ứng của bé Thu,tạo những đột biến bất ngờ,sinh động.
2.Phân:
a.Niềm khao khát được gặp con của anh Sáu:
+hai cha con k hề biết mặt nhau,chỉ biết qua tấm ảnh nhỏ cách đó bảy năm
+bé Thu mới 8 tuổi,còn quá nhỏ nên k nhớ mặt cha
+linh tính của 1 ng cha đã giúp anh Sáu nhận ra đứa con,nhưng chính vào lúc trùng phùng ấy lại xảy ra đột biến: bé Thu k chịu nhận cha mình
ènỗi đau của người cha khi con k nhận ra mình
b.Những phản ứng của bé Thu khi nhất định k nhận cha :
+nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác,nhất quyết k chịu gọi “ba” – sự thơ ngây của đứa trẻ đầy cá tính
+tính cách gan lì của bé Thu:mặc chow ng thân khuyên nhủ,tạo tình thế bắt buộc (chắt nc cơm) để bé Thu phải nhận cha nhưng tất cả đều thất bại
+tình huống kịch tính:bé Thu từ chối sự quan tâm của anh Sáu( hất đổ miếng trứng cá ra khỏi chén cơm)khiến cho ng cha nổi nóng đánh con – cho thấy khát khao của ng cha muốn đc cảm nhận tình cảm của con.Nhưng bé Thu đã phản ứng quyết liệt ( k khóc,bỏ về nhà ngọai)
Nguyên nhân:vết sẹo làm biến dạng khuôn mặt ng cha.Điều sâu xa hơn:vết sẹo tạo nên tướng mạo dữ dằn khiến bé Thu nhầm tưởng cha mình là ng xấu.
c.cuộc trùng phùng cảm động:
+nỗi buồn da diết của ng cha: trước khi ra đi mà con k chịu nhận mặt;nỗi đau đớn ân hận vì đã nóng nảy trót đánh con khiến con càng xa cách.Thái độ thể hen cảm giác hối lỗi (chỉ đứng nhìn,đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu,khe khẽ nói)
+thái độ của bé Thu: muốn nhận ba nhưng k dám lại vì đã trót làm ba giận (vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu,nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa)
+đột biến cao trào đầy bất ngờ:sau lời chào từ biệt của ng cha là tiếng kêu : “Ba…a…a…ba!” như xé ruột – bé Thu đã biết “ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương” – tình cha conn vừa yêu thươg,kính trọng xen lẫn hối hận ( hôn ba cùng khắp,hôn cả vết thẹo dài trên má),muốn níu giữ ba èthực chất bé Thu rất giàu tình cảm và trong trắng – khi biết ba đánh giặc bị thương thì ân hận đã k chịu nhận bâ và khao khát đc kêu ba.Tình huống tạo xúc động cho mọi ng.
3.Hợp:
a.qua đọan trích,ng đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của bé Thu: yêu thương cha nhưng rạch ròi xấu – tốt,cá tính mạnh mẽ.Thực chất,hai thái độ trái ngược là sự đồng nhất trong tính cách nhân vật.
b.Tình cha con cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.Nghệ thuật kể chuyện của tác giả tạo nên ý nghĩa chính xúc động cho tác phẩm.
 
C

congchualolem_b

với nhân vật anh Sáu,bạn cần chú ý ở một số điểm như sau:
+anh Sáu thóat li gia đình lúc con gái đc 1 tuổi.Bảy năm sau,anh mới có dịp ghé qua nhà,bé Thu đã 8 tuổi
+anh vui mừng khôn xiết,muốn bày tỏ tình cảm ,sự yêu thương và âu yếm với con
+bị con chối bỏ,anh thất vọng và k ngừng nuôi hi vọng,anh tìm mọi cách để con phải gọi ba (dc)
+bữa cơm anh gắp cho bé Thu cái trứng để thể hịên tình cảm,nhưng bé hất ra,anh đã k kềm đc và đánh con
+lúc ra đi,anh luyến tiếc,muốn đc ôm con nhưng thấy có lỗi vì trót đánh con..v.v…
+khi bé Thu gọi ba anh đã k kềm đc cảm xúc.
+lúc ở chiến khu anh luôn nghĩ về con,ân hận vì đánh con,cố công làm cho con chiếc lược bằng ngà.Nhưng chưa kịp làm thì anh hi sinh,anh gửi gắm món quà cho ng đồng đội mới yên tâm thanh thản mà ra đi.
 
C

congchualolem_b

Để phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện trước tiên em giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm,trong đó có nhân vật anh than niên là tiêu biểu nhất ,nhân vật này có 1 số nét đáng lưu ý như sau:
-ng thanh niên k xuất hiện ngay từ đầu mà xuất hiện khi chiếc xe chở ông họa sĩ dừng lại nghỉ.Cuộc gặp gỡ giữa ng thanh niên và các nhân vật khác diễn ra nhanh chóng nhưng đủ để mọi ng kịp khắc sâu 1 ấn tượng về anh
-ng thanh niên là ng anh hùng thầm lặng:1 mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m công việc đòi hỏi lòng kiên trì ,tinh thần trách nhiệm,sự tỉ mỉ,chính xác.
-Sống trong nỗi cô đơn thường trực,1 mình trên đỉnh núi đến nỗi lúc nào cũng “thèm ng quá”.
-Nhưng ng thanh niên ấy luôn biết vượt lên hòan cảnh và giữ đc lòng yêu đời(ham đọc sách ,hái hoa,luôn vui vẻ khi gặp ng khác…)vì anh luôn ý thức đc tinh thần trách nhiệm,muốn cống hiến nhiều hơn cho quê hương,đất nước.
 
Top Bottom