Vật lí 12 bài tập sóng cơ

Hà Danh Dự

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng mười 2018
4
0
1
23
Đắk Nông
THPT Phạm Văn Đồng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1: cho sóng dừng xảy ra trên sợi dây đàn hồi với bước sóng 12cm. M là nút sóng. P và Q thuộc cùng một phía so với M và cách M lần lượt là 1cm và 1,5cm. Ở thời điểm t, ly độ của P là 3cm thì li độ của Q là?
bài 2: cho sóng dừng xảy ra trên sợi dây đàn hồi với bước sóng 12cm. M là bụng sóng. P và Q thuộc cùng một phía so với M và cách M lần lượt là 1cm và 1,5cm. Ở thời điểm t, ly độ của P là 2cm thì li độ của Q là?
bài 3: cho sóng dừng xảy ra trên sợi dây đàn hồi với bước sóng 12cm. Bụng sóng có biên độ là 4cm. Chu kì sóng là 0,5s. M là bụng sóng. P và Q thuộc cùng một phía so với M và cách M lần lượt là 1,5cm và 7cm. Ở thời điểm t, ly độ của P là căn 2cm và đang giảm. Ở thời điểm t + 1/12(s) thì li độ của Q là
 

Bút Bi Xanh

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2018
581
972
126
TP Hồ Chí Minh
THPT Đức Linh - Bình Thuận
bài 1: cho sóng dừng xảy ra trên sợi dây đàn hồi với bước sóng 12cm. M là nút sóng. P và Q thuộc cùng một phía so với M và cách M lần lượt là 1cm và 1,5cm. Ở thời điểm t, ly độ của P là 3cm thì li độ của Q là?
bài 2: cho sóng dừng xảy ra trên sợi dây đàn hồi với bước sóng 12cm. M là bụng sóng. P và Q thuộc cùng một phía so với M và cách M lần lượt là 1cm và 1,5cm. Ở thời điểm t, ly độ của P là 2cm thì li độ của Q là?
bài 3: cho sóng dừng xảy ra trên sợi dây đàn hồi với bước sóng 12cm. Bụng sóng có biên độ là 4cm. Chu kì sóng là 0,5s. M là bụng sóng. P và Q thuộc cùng một phía so với M và cách M lần lượt là 1,5cm và 7cm. Ở thời điểm t, ly độ của P là căn 2cm và đang giảm. Ở thời điểm t + 1/12(s) thì li độ của Q là
GIẢI:

Bài 1 và bài 2 không cho biên độ bụng sóng thì không thể giải được em nha !
Bài 03:
Ta tính được [tex]\omega = 4\pi(rad/s)[/tex], [tex]\lambda=12(cm)[/tex]
* Vì M là bụng sóng => [tex]\varphi_M=0[/tex] trên vòng tròn lượng giác
* Vì [tex]MP=1,5(cm)=>\Delta \varphi_{MP}=\frac{2\pi}{\lambda}.MP=\frac{\pi}{4}[/tex] => [tex]\varphi_P=-\frac{\pi}{4}[/tex] trên đường tròn
* Vì [tex]MQ=7(cm)=> \Delta \varphi_{MQ}=\frac{2\pi}{\lambda}.MQ=\frac{7\pi}{6}[/tex] => [tex]\varphi_Q=-\frac{7\pi}{6}[/tex]
* Độ lệch pha hai điểm P, Q là: [tex]\Delta \varphi_{PQ}=\frac{2\pi}{\lambda}PQ=\frac{2\pi}{12}.5,5=\frac{11\pi}{12}[/tex]
* Biên độ tại P được tính: [tex]A_P=4|cos\varphi_P|=4cos\frac{-\pi}{4}=2\sqrt{2}(cm)[/tex]
* Biên độ tại Q bằng: [tex]A_Q=4.|cos\varphi_Q|=4.|cos\frac{-7\pi}{6}|=2\sqrt{3}(cm)[/tex]
* Tại thời điểm [tex]t_1[/tex] thì li độ [tex]P[/tex] là [tex]\sqrt{2}(cm)[/tex] và đang giảm. Ta có: [tex]cos\varphi_P=\frac{x_P}{A_P}=\frac{\sqrt{2}}{2\sqrt{2}}=\frac{1}{2}=>\varphi_P=\pm \frac{\pi}{3}[/tex], vì đang giảm nên [tex]\varphi_P=\frac{\pi}{3}[/tex]. Lúc này [tex]\varphi_Q=\varphi_P-\Delta \varphi_{PQ}=\frac{\pi}{3}-\frac{11\pi}{12}=-\frac{7\pi}{12}[/tex] (Vì P sớm pha hơn Q)
* Tại thời điểm [tex]t_2=t_1+\frac{1}{12}[/tex] tức là hai điểm P, Q phải quét thêm góc [tex]\Delta \varphi=\omega . \Delta t=4\pi.\frac{1}{12}=\frac{\pi}{3}[/tex]
Vậy, tại thời điểm [tex]t_2[/tex] thì [tex]\varphi_Q=-\frac{7\pi}{12}+\frac{\pi}{3}=-\frac{\pi}{4}[/tex]
Vậy li độ của Q lúc này : [tex]x_P=A_Q.cos\varphi_Q=2\sqrt{3}.\frac{\sqrt{2}}{2}=\sqrt{6}(cm)[/tex], vì pha là [tex]-\frac{\pi}{4}[/tex] nên đang tăng
 
Top Bottom