Văn 10 Bài tập phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (nâng cao)

N

nguoihungsoma123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 trang 226 Đọc 2 đoạn trích sau và cho biết có những cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ nào (về từ ngữ, về kiểu câu, về biện pháp tu từ) là nét riêng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Tao mét má nghe ! Má ơi thằng Bình nó cởi truồng nè má !
- Chị Hai cho em đi với !
- Tao đi *** chứ đi đâu mà theo !
- Cho em một trái
- Trái gì, tao làm gì có mà cho
(Nguyễn Thi - Mẹ vắng nhà)

- Hôm nay sao u về muộn thế ? Làm tôi đợi nóng cả ruột
- Thì u hẵng vào trong nhà đã nào
- Thì u hẵng vào ngôi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào
- U đã về ạ !
- Kìa nhà tôi nó chào u
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng
(Kim Lân - Vợ nhặt)

Bài 2 trang 226
Trong giao tiếp hằng ngày, để biểu thực sự chắc chắn ở mức độ rất cao, người Việt có thể dùng lối diễn đạt rất sinh động. Chẳng hạn để nói rằng ngày mai chắc chắn mưa, chúng ta có thể nói :
- Mai mà không mưa thì tôi đi bằng đầu
- Gì thì gìmai cũng mưa
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Bài 1 trang 226 Đọc 2 đoạn trích sau và cho biết có những cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ nào (về từ ngữ, về kiểu câu, về biện pháp tu từ) là nét riêng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Tao mét má nghe ! Má ơi thằng Bình nó cởi truồng nè má !
- Chị Hai cho em đi với !
- Tao đi *** chứ đi đâu mà theo !
- Cho em một trái
- Trái gì, tao làm gì có mà cho
(Nguyễn Thi - Mẹ vắng nhà)

- Hôm nay sao u về muộn thế ? Làm tôi đợi nóng cả ruột
- Thì u hẵng vào trong nhà đã nào
- Thì u hẵng vào ngôi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào
- U đã về ạ !
- Kìa nhà tôi nó chào u
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng
(Kim Lân - Vợ nhặt)

Bài 2 trang 226
Trong giao tiếp hằng ngày, để biểu thực sự chắc chắn ở mức độ rất cao, người Việt có thể dùng lối diễn đạt rất sinh động. Chẳng hạn để nói rằng ngày mai chắc chắn mưa, chúng ta có thể nói :
- Mai mà không mưa thì tôi đi bằng đầu
- Gì thì gìmai cũng mưa
Bài 1:
* Về từ ngữ: Tao, mét , má, *** , trái, u, nhà tôi, hẵng vào, lên diếc.
* Về kiểu câu.
- Câu nghi vấn: Hôm nay sao u về muộn thế.
- Câu cảm thán: Tao mét má nghe ! ; Má ơi thằng Bình nó cởi truồng nè má !; Chị Hai cho em đi với !; Tao đi *** chứ đi đâu mà theo !; U đã về ạ!
- Đặt từ " thì" ở đầu câu (đây là cấu trúc phổ biến được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày) :
"Thì u hẵng vào trong nhà đã nào, Thì u hẵng vào ngôi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào"
* Biện pháp tu từ: nói quá " nóng cả ruột"
Câu 2: Một vài ví dụ tương tự
- Đây chắc chắn là cây bút của tôi, không thể sai vào đâu được
- Cứ tầm này thì vào ngày mai trời thể nào cũng nắng đổ lửa cho mà xem.
 
Top Bottom