C
cuong276


Bài 1: Hình chữ nhật trong lưới ô vuông
Trong lưới ô vuông có kích thước N x N (N <= 100) người ta tạo 1 số hình chữ nhật bằng cách xác định vị trí 1 số ô liên tiếp kề nhau, các hình chữ nhật này từng đôi một không giao nhau (việc giao nhau xét tới đơn vị điểm của các đường biên trên các cạnh). Người ta dùng 1 bảng ô vuông A có kích thước N x N để mô tả thông tin về các hình chữ nhật trong lưới ô vuông, giá trị các phần tử này được xác định như sau:
Giá trị phần tử thuộc hàng i, cột j của bảng A bằng 1 nếu ô vuông ở hàng i, cột j của lưới ô vuông đã cho thuộc 1 hình chữ nhật nào đó, bằng 0 nếu ngược lại.
Dữ liệu vào: Tệp HCN.INP có cấu trúc:
- Dòng thứ nhất ghi số nguyên dương N
- N dòng tiếp theo, mooij dòng ghi số 0 hoặc 1 liên tiếp nhau là các giá trị các phần tử của bảng A.
Dữ liệu ra: Tệp HCN.OUT có cấu trúc:
- Dòng thứ nhất ghi số M là số hình chữ nhật có trong lưới ô vuông
- M dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi 4 số p,q,r,s cách nhau ít nhất là 1 kí tự trong với ý nghĩa: cặp số p,q là toạ độ đỉnh trái trên và cặp số r,s là toạ độ đỉnh phải dưới của 1 hình chữ nhật nào đó trong M hình chữ nhật trong lưới ô vuông
Ví dụ:
Tệp HCN.INP
0111
0111
0000
1111
Tệp HCN.OUT
2
1 2 2 4
4 1 4 4
Bài 2: Bằng phương pháp chụp không ảnh xác định các vùng lúa đang bị rầy nâu phá hoại, trên ảnh chụp của vùng đất lớn hình chữ nhật, những vùng đất có màu xám là những vùng đất bị rầy nâu phá hoại, những vùng có màu xanh là những vùng đất còn xanh tốt.
Để xác định vị trí của các vùng đất bị rầy nâu phá hoại hay không phá hoại, người ta chia hình chữ nhật trên thành các lưới ô vuông. Hãy lập trình các vùng đất bị rầy nâu phá hoại, chỉ ra các vùng đất gồm các ô nào, tổng diện tích và diện tích các vùng này với mỗi ô là 1 đơn vị diện tích.
Yêu cầu:
Dữ liệu vào cho trong file RAY.INP gồm:
-Dòng đầu tiên là kích thước vùng đất cho bởi 2 biến M,N với (1 \leq M, N \leq 250)
- M dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa N cột cho biết ô đất có rầy hay không (1 nếu có rầy, 0 nếu không có rầy)
Dữ liệu ra trong file RAY.OUT gồm:
- Dòng đầu ghi tổng diện tích vùng đất có rầy
- Các dòng tiếp theo: số đầu tiên là diện tích các ô chung cạnh có rầy, kế tiếp là vị trí các ô có rầy.
Ví dụ:
RAY.INP
5 6
1 1 0 0 0 0
0 1 1 0 0 0
0 0 0 0 0 0
0 0 1 1 0 0
1 0 0 0 0 0
RAY.OUT
7
4 [1,1],[1,2],[2,2],[2,3]
2 [4,3],[4,4]
1 [5,1]
Trong lưới ô vuông có kích thước N x N (N <= 100) người ta tạo 1 số hình chữ nhật bằng cách xác định vị trí 1 số ô liên tiếp kề nhau, các hình chữ nhật này từng đôi một không giao nhau (việc giao nhau xét tới đơn vị điểm của các đường biên trên các cạnh). Người ta dùng 1 bảng ô vuông A có kích thước N x N để mô tả thông tin về các hình chữ nhật trong lưới ô vuông, giá trị các phần tử này được xác định như sau:
Giá trị phần tử thuộc hàng i, cột j của bảng A bằng 1 nếu ô vuông ở hàng i, cột j của lưới ô vuông đã cho thuộc 1 hình chữ nhật nào đó, bằng 0 nếu ngược lại.
Dữ liệu vào: Tệp HCN.INP có cấu trúc:
- Dòng thứ nhất ghi số nguyên dương N
- N dòng tiếp theo, mooij dòng ghi số 0 hoặc 1 liên tiếp nhau là các giá trị các phần tử của bảng A.
Dữ liệu ra: Tệp HCN.OUT có cấu trúc:
- Dòng thứ nhất ghi số M là số hình chữ nhật có trong lưới ô vuông
- M dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi 4 số p,q,r,s cách nhau ít nhất là 1 kí tự trong với ý nghĩa: cặp số p,q là toạ độ đỉnh trái trên và cặp số r,s là toạ độ đỉnh phải dưới của 1 hình chữ nhật nào đó trong M hình chữ nhật trong lưới ô vuông
Ví dụ:
Tệp HCN.INP
0111
0111
0000
1111
Tệp HCN.OUT
2
1 2 2 4
4 1 4 4
Bài 2: Bằng phương pháp chụp không ảnh xác định các vùng lúa đang bị rầy nâu phá hoại, trên ảnh chụp của vùng đất lớn hình chữ nhật, những vùng đất có màu xám là những vùng đất bị rầy nâu phá hoại, những vùng có màu xanh là những vùng đất còn xanh tốt.
Để xác định vị trí của các vùng đất bị rầy nâu phá hoại hay không phá hoại, người ta chia hình chữ nhật trên thành các lưới ô vuông. Hãy lập trình các vùng đất bị rầy nâu phá hoại, chỉ ra các vùng đất gồm các ô nào, tổng diện tích và diện tích các vùng này với mỗi ô là 1 đơn vị diện tích.
Yêu cầu:
Dữ liệu vào cho trong file RAY.INP gồm:
-Dòng đầu tiên là kích thước vùng đất cho bởi 2 biến M,N với (1 \leq M, N \leq 250)
- M dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa N cột cho biết ô đất có rầy hay không (1 nếu có rầy, 0 nếu không có rầy)
Dữ liệu ra trong file RAY.OUT gồm:
- Dòng đầu ghi tổng diện tích vùng đất có rầy
- Các dòng tiếp theo: số đầu tiên là diện tích các ô chung cạnh có rầy, kế tiếp là vị trí các ô có rầy.
Ví dụ:
RAY.INP
5 6
1 1 0 0 0 0
0 1 1 0 0 0
0 0 0 0 0 0
0 0 1 1 0 0
1 0 0 0 0 0
RAY.OUT
7
4 [1,1],[1,2],[2,2],[2,3]
2 [4,3],[4,4]
1 [5,1]
Last edited by a moderator: