Vật lí 8 bài tập nâng cao

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho hệ thống như hình vẽ. Vật 1 và vật 2 có trọng lượng lần lượt là P1 và P2. Mỗi ròng rọc có trọng lượng P = 1N. Bỏ qua ma sát, bỏ qua khối lượng của thanh AB và của dây treo.

+ Trường hợp 1: khi vật 2 treo ở điểm C trên AB, với AB = 3AC thì hệ thống cân bằng.

+ Trường hợp 2: Khi vật 2 treo ở điểm D trên AB với AD = DB thì muốn hệ thống cân bằng phải treo nối vào vật 1 vật 3 có trọng lượng P3 = 5N.

a. Tính P1, P2.

b. Tính lực căng dây nối với đầu A của thanh AB trong hai trường hợp trên.

large_1589463814596.jpg
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
18
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
a.
TH1: F1=[tex]\frac{P+P1}{2}[/tex]; F2=P2
Quy tắc đòn bẩy:
F1.AB=F2.BC
Mà AB=3CB
=> [tex]\frac{P+P1}{2}[/tex].3CB=P2.CB
<=> 3(P+P1)=2P2
<=> 3(1+P1)=2P2 (1)
TH2: F1'=[tex]\frac{P+P1+P3}{2}[/tex]; F2=P2
Quy tắc đòn bẩy:
F1'.AB=F2.DB
Mà AB=2DB
=> [tex]\frac{P+P1+P3}{2}[/tex].DB=P2.DB
<=> P+P1+P3=P2
<=> 1+P1+5=P2 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
[tex]\left\{\begin{matrix}3(1+P1)=2P2 & \\ P1+6=P2& \end{matrix}\right.[/tex]
Giải hệ ta được: P1=9 (N); P2=15 (N)
b. TH1:
Lực căng dây T là:
T=F1=[tex]\frac{P+P1}{2}[/tex]=5(N)
TH2:
Lực căng dây T là:
T'=F1'=[tex]\frac{P+P1+P3}{2}[/tex]=10,5 (N)
 
Top Bottom