Vật lí 12 Bài tập máy biến áp nâng cao

hoanghh9a

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng năm 2018
98
33
11
24
Hà Nội
THPT Lương Thế Vinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Máy biến áp có lõi sắt gồm 3 nhánh đối xứng, có 3 cuộn dây quấn trên 3 lõi với số vòng lần lượt là N1=400 vòng, N2=200 vòng, N3=100 vòng. Người ta mắc vào 2 đầu cuộn N1 một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng ổn định là 200V, cuộn N2 và N3 cùng được mắc điện trở R=10. Coi hao phí của máy là rất nhỏ. Tính cường độ dòng điện ở cuộn sơ cấp.
A:1,5625A
B:6,25A
C:10,45A
D:15,75A
 

Bút Bi Xanh

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2018
581
972
126
TP Hồ Chí Minh
THPT Đức Linh - Bình Thuận
Máy biến áp có lõi sắt gồm 3 nhánh đối xứng, có 3 cuộn dây quấn trên 3 lõi với số vòng lần lượt là N1=400 vòng, N2=200 vòng, N3=100 vòng. Người ta mắc vào 2 đầu cuộn N1 một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng ổn định là 200V, cuộn N2 và N3 cùng được mắc điện trở R=10. Coi hao phí của máy là rất nhỏ. Tính cường độ dòng điện ở cuộn sơ cấp.
A:1,5625A
B:6,25A
C:10,45A
D:15,75A
GIẢI:
* Bài toán tổng quát: Đối với dạng bài tập máy biến áp mà cuộn thứ cấp có nhiều đầu ra (chẳng hạn có 02 đầu ra) và các đầu ra nối với điện trở R, thì ta có:
[tex]P_{so}=P_{thu}<=>U_1I_1=U_2I_2+U_3I_3[/tex]
Ta có các tỉ lệ sau:
(1): [tex]\frac{U_1}{U_2}=\frac{N_1}{N_2}[/tex]
(2): [tex]\frac{U_1}{U_3}=\frac{N_1}{N_3}[/tex]
(3): [tex]I_2=\frac{U_2}{R}[/tex]
(4): [tex]I_3=\frac{U_3}{R}[/tex]
* Lưu ý: Không được áp dụng dãy tỉ lệ như SGK Lý 12 [tex]\frac{U_1}{U_2}=\frac{N_1}{N_2}=\frac{I_2}{I_1}[/tex] và [tex]\frac{U_1}{U_3}=\frac{N_1}{N_3}=\frac{I_3}{I_1}[/tex]
* Áp dụng vào bài toán trên, ta giải bài toán như sau
(1) [tex]\frac{U_1}{U_2}=\frac{N_1}{N_2}=>U_2=100(V)[/tex]
(2) [tex]\frac{U_1}{U_3}=\frac{N_1}{N_3}=>U_3=50(V)[/tex]
(3) [tex]I_2=10(A)[/tex]
(4) [tex]I_3=5(A)[/tex]
Ta có: [tex]U_1I_1=U_2I_2+U_3I_3=>I_1=6,25(A[/tex]
 
Top Bottom