Bài tập làm văn số 6

P

peyeu123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình các đề này với.
Đề 1: Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nc càng ngày càng xuân.
Bác hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều j wa 2 dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trg mùa xuân của đất nc lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nc?

Đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong 1 nc phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều j wa câu ca dao ấy.

Đề 3:[/B]Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Đề 4: Dâb gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian ta đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trg cuộc sống.
Đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-ni: Học, học nữa, học mãi.
 
T

tctmt

giúp mình đề này với:
giải thích câu tục ngữ: thất bại là mẹ thành công
 
C

chuatroi_2000

đề bài là:mùa xuân là tết trồng cây,làm cho đất nước càng ngày càng xuân.bác hồ muốn khuyêndạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuâncủa đất nước?

Một vấn đề được bác hồ quan tâm đặc biệt lŕ sự nghiệp trồng cây, trồng người: "vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Rięng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.
"muốn làm nhà cửa tốt
phải ra sức trồng cây
chúng ta chuẩn bị từ nay
dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nha"
sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập đảng và đón tết âm lịch, bác hồ chính thức phát động phong trŕo tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960.
"mùa xuân là tết trồng cây
làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
kể từ khi phát động phong trào cho đến khi bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về bác đều tự měnh trồng cây trong phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.
Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn... ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành... đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường. đúng như những điều bác đă dạy trong lời phát động tết trồng cây khi xưa: "miền bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây... Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây" thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh đất trống đồi trọc, không những lŕm cho quang cảnh môi trường ngày càng cải thiện tốt hơn mà còn phát huy tác dụng tích cực của cây trong việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, nếu hiểu lễ phát động tết trồng cây của bác ở khía cạnh văn hóa thě lại thấy một ý nghĩa sâu sắc khác nữa trong lời dạy của người. Chúng ta đều biết rằng, đất nước chúng ta lŕ đất nước nông nghiệp, cây cỏ thięn nhiên gắn chặt với đời sống lao động, đời sống chiến đấu của người dân. Chính vě vậy, cây cỏ thiên nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần quật khởi của người việt nam. Cây tre là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người miền bắc, cây dừa là hình ảnh của đồng bào miền nam giữ vững thành đồng tổ quốc, cây cao su là sự dẻo dai bền bỉ của buôn làng tây nguyên chống pháp... Chỉ cần nhắc đến những loại cây ấy thôi cũng dễ khiến cho ta hình dung ra cuộc kháng chiến nhân dân vĩ đại của dân tộc. Ngoài ra, mỗi loại cây còn tượng trưng cho một vùng quê, một tỉnh khác nhau: Cây nhãn hưng yên, cây vải lục ngạn, cây bưởi đoan hùng, cây cọ vĩnh phú, cây chôm chôm cần thơ... Còn phải kể đến, cây cỏ gắn với cuộc sống của từng người. Dường như trong ký ức của mỗi con người, trong những kỷ niệm của thời gian luôn gắn chặt với nhiều loài cây cỏ thiên nhiên. Ví dụ cây me, cây sấu gợi nhắc về tuổi ấu thơ trong trắng, mộng mơ, nghịch ngợm; cây phượng hồng, cây bằng lăng kỷ niệm của tuổi học trň; cành đào tây bắc, cành mai vàng xứ huế gắn chặt với tết, cây đa, cây gạo là hình ảnh của làng quê đồng bằng bắc bộ việt nam... Mỗi khi chúng ta trồng một cây xanh và chăm sóc nó sinh trưởng phát triển là ta đang tự làm phong phú cho đất nước, giữ một mầm xanh trong tâm hồn chúng ta và reo mầm xanh trong tâm hồn thế hệ tương lai.
Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.
 
C

chuatroi_2000

Đề 3: Hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Trên bước đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việt miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng là vấn đề mà ta cần phải giải thích hôm nay.

Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.

Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn

Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy se đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng.

Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà luôn sợ thất bại, lúc nào cũng muốn mình sống một đời mà không có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ luôn gặp thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì không thể nào mà đạp xe được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà không chịu được mất mát thì sẽ chẳng được gì. Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế mà chúng ta còn làm không xong thì làm sao mà ta có thể đương đầu với những gian nan khi ta lớn lên? Chẳng lẽ cuộc đời chúng ta chỉ có thất bại thôi sao? Bạn nên nghĩ rằng: Thất bại và sai lầm bao giờ cũng có hai mặt cả. Tuy nó đem lại cho ta không ít mất mát và thương tổn nhưng nó cũng là những bài học vô cùng đắt giá, giúp ta tránh lặp lại những sai lầm về sau.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm ra những sai lầm.Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách xử trí của ta đối với những sai lầm cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên bi quan, buông xuôi tất cả. Bởi vì chính trong những lúc nguy nan, những lúc khó khăn nguy nan nhất, nếu ta vẫn bình tĩnh và có ý chí, ta có thể lật ngược lại vấn đề. Ta cần phải tự tin, lạc quan, có nghị lực để vượt qua những trở ngại, khó khăn thử thách để đạt đến thành công. Một điều quan trọng nữa là ta phải dũng cảm, trung thực nhìn nhận ra thất bại và vượt qua nó, xem thất bại như một động lực lớn giúp ta thành công. Những người khôn ngoan sẽ là người biết rút ra được kinh nghiệm và biết tìm con đường để tiến lên. Cho nên, đừng bao giờ sợ thất bại. Điều đáng trách nhất là khi chúng ta bỏ lỡ những cơ hội quý giá chỉ vì một lý do hết sức đơn giản: Chúng ta chưa cố gắng hết mình.

Là học sinh, đương nhiên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bai: bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ không bằng lòng,…Nhưng chúng ta vẫn không nản chí, không buông xuôi mà ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong việc học tập mà còn trong gia đình, cuộc sống, với những người xung quang.

Câu tục ngữ trên là một lời dạy bảo thiết thực vể những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống.
 
Top Bottom