Bài tập làm văn số 2

C

connhikhuc

chắc em xem phim 'THUỶ HỬ' hay 'ANH HÙNG NHẠC PHI' rồi chứ, như vậy thì em cứ dựa vào đó mà kể thôi :D, nếu không thì nhờ thầy google
 
N

naniliti

Không cần đâu xa đâu. Riêng Điện Biên Phủ của nước mình là hay lắm lắm.Mình kiếm được đây. Nhưng nhớ video này là hành trình của chiến dịch ĐBP nhé. Bạn có thể chọn trận chiến năm 1954 hoặc trận ĐBP trên không năm 1972. Trên mạng có nhiều đấy.
[YOUTUBE]bzKRza6uHr0[/YOUTUBE]

Còn nếu muốn chiến tranh kiếm hiệp xa xưa. Thì đây. Xích Bích. Khỏi chê nhé. Bạn có thể đọc "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung để xem thêm cách nhà văn miêu tả trận đánh này. Mình đưa cái phim lên luôn nhé.

[YOUTUBE]IlbLB5rtjck[/YOUTUBE]

Trận Xích Bích (phồn thể: 赤壁之戰; bính âm: Chìbì Zhī Zhàn , Hán Việt: Xích Bích chi chiến) là một trận đánh lớn cuối thời Đông Hán có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thời Tam Quốc. Trận đánh diễn ra vào mùa Đông năm Kiến An thứ 13 (tức năm 208) giữa liên quân Tôn Quyền-Lưu Bị với quân đội lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo. Trận Xích Bích kết thúc với chiến thắng quyết định của phe Tôn-Lưu trước đội quân đông đảo hơn của Tào Tháo. Chiến thắng này đã góp phần củng cố vị trí cho hai chư hầu Tôn Quyền, Lưu Bị ở hai bờ Trường Giang đồng thời ngăn cản việc Tào Tháo mở rộng phạm vi quyền lực xuống phía Nam Trung Hoa, tạo cơ sở cho sự hình thành hai nước Thục Hán và Đông Ngô.
Tuy là một trận đánh lớn có ý nghĩa quyết định trong lịch sử Trung Quốc nhưng vị trí chính xác của trận Xích Bích cho đến nay vẫn là điều gây tranh cãi. Phần lớn các học giả cho rằng Xích Bích nằm ở đâu đó trên bờ nam Trường Giang giữa Tây Nam Vũ Hán ngày nay và Đông Bắc Ba Khâu (nay là thành phố Nhạc Dương). Các thông tin chi tiết nhất về trận đánh được ghi tại phần ghi chép về Chu Du trong tác phẩm Tam quốc chí của Trần Thọ. Trận Xích Bích cũng được mô tả rất chi tiết trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Trận lửa thiêu Xích Bích


Trong lịch sử Trung Quốc có nhiều trận đánh nổi tiếng về lấy ít thắng nhiều, trong đó, lửa thiêu Xích Bích được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, bởi vì trong đó có nhiều điển cố đến nay vẫn khiến người ta say sưa kể lại.

Cuối thế kỷ 2, chính phủ tập quyền trung ương Đông Hán suy sụp, trải qua cuộc chiến tranh quân phiệt kéo dài nhiều năm, Tào Táo, Lưu Bị và Tôn Quyền chiếm giữ Trung Nguyên, Ba Thục và khu vực Giang Đông, thế lực của Tào Tháo mạnh nhất. Năm 208, Tào Tháo dẫn quân vào nam, đánh bại Lưu Bị, chiếm lĩnh phần lớn đất đai của Kinh Châu – một vị trí quân sự quan trọng, buộc Lưu Bị phải lùi về Hạ Khẩu (Hán Khẩu Hà Bắc hiện nay). Tào Tháo muốn tiêu diệt Lưu Bị, đồng thời nuốt trửng khu vực giang Đông do Tôn Quyền chiếm giữ. Lưu Bị và Tôn Quyền quyết định liên hợp chống Tào Tháo. Lúc đó Tào Tháo dẫn hơn 200 nghìn quân từ Giang Lăng (thuộc Hà Bắc hiện nay) dọc Giang Đông tấn công, sắp đến Hạ Khẩu, Liên quân Tôn Lưu 50 nghìn người ngược dòng lên phía bắc, hai bên gặp nhau ở Xích Bích (núi Tích Cơ phía tây Võ Xương Hà Bắc). Binh sĩ Tào Tháo là người miền bắc, không biết thủy chiến, trận đầu thua thiệt, Tào Tháo kéo quân đến giang bắc và đặt doanh trại ở đấy, chống chọi với liên quân Tôn Lưu. Tào Tháo bị đánh bại, rút kinh nghiệm bổ nhiệm tướng Kinh Châu đầu hàng Thái Mạo và Trương Doãn đào tạo binh sĩ miền bắc tập tác chiến trên nước, thu được hiệu quả bước đầu. Đô đốc Chu Dư làm thổng soái của Tôn Quyền lo lắng quân Tào Tháo dưới sự đào tạo của Thái Mạo và Trương Doãn, biết được tác chiến trên nước, bèn sử dụng kế chia rẽ, làm cho Tào Tháo trúng kế, tin nhàm Thái Mạo và Trương Doãn là mật thám ẩn nấu trong quân Tào Tháo, cho giết hai người này.

Chu Dư trao đổi với quân sư của Luư Bị Chư Cát Lượng, cảm thấy quân Tào Táo rất đông, đội hình gọn gàng, nếu giao chiến chính diện, liên quân Tôn Lưu không thể thắng được, họ quyết định tấn công bằng lửa, và sắp xếp một loạt kế sách. Một hôm, Chu Dư triệu tập các đại tướng bàn chuyện tấn công Tào Tháo, lão tướng Hoàng Cái cho rằng đối phương quá mạnh, chỉ bằng đầu hàng. Chu Dư tức giận, ra lệnh đánh Hoàng Cái 50 roi. Hoàng Cái sau khi bi ̣đánh, sai người gửi thư cho Tào Tháo, cho biết sẽ đầu hàng Tào Tháo. Lúc này, mật thám quân Tào Tháo ẩn nấu trong doanh trại Chu Dư cũng truyền tin về Chu Dư đánh Hoàng Cái, Tào Tháo tin chắc Hoàng Cái thật sự đến đầu hàng, hết sức vui mừng. Lúc này, nhà quân sự nổi tiếng Bàng Thống đến chào Tào Tháo, Tào Tháo rất vui, lập tức hỏi Bàng Thống một vấn đề ông đang đau đầu. Hoá ra binh sĩ của Tào Tháo đều là người miền bắc, không biết thủy chiến, hơn nữa không thích ứng khí hậu miền nam, thường bị ốm. Bàng Thống nói: “điều đó có gì khó? Chỉ cần gắn thuyền lớn và thuyền nhỏ, dùng xích nối đầu đuôi 30 hoặc 50 chiếc thuyền làm một, ở trền lát tấm gỗ là được.” Tào Tháo liên làm theo cách này. Quả nhiên, chiến thuyền của Tào Tháo nối với nhau bằng xích, dù có sóng gió, nhưng không lắc lư tí nào. Binh sĩ vung dao gươm trên thuyền giống như trên lục địa, không cảm thấy choáng đầu. Nhưng có binh sĩ nói: “chiến thuyền nối với nhau đương nhiên là tốt, nếu đối phương tấn công bằng lửa, chỉ sợ khó mà chạy trốn.” Tào Tháo cười ha hả nói: “đừng lo. Chúng ta ở phía bắc, họ ở phía nam. Hiện nay là mùa đông, chỉ có gió tây bắc, đâu có gió đông nam? Nếu họ tấn công bằng lửa, hoá ra đốt cháy mình à.” Mọi người đều khen Tào Tháo giàu kiến thức, lơ là cảnh giác.

Ai ngờ ngày 20 tháng 11 đột nhiên nổi gió tây nam. Quân sư của Lưu Bị Chư Cát Lượng giỏi về quan sát khí tượng, đã chuẩn bị trước với Chu Dư. Lúc này, Tào Tháo nhận được thư của Hoàng Cái, hẹn đến đầu hàng. Tào Tháo dẫn các tướng lĩnh đứng ở đầu thuyền chờ đợi. Quả nhiên thấy Hoàng Cái dẫn mười mấy chiếc thuyền nhỏ, xuôi theo chiều gió, Tào Tháo rất đắc ý. Mười mấy chiếc thuyền nhỏ theo chiều gió, một lúc đã đến chiến thuyền của Tào Tháo. Hoàng Cái vẫy tay, thuyền nhỏ lập tức nổ lửa lên, hoá ra trên thuyền đều là rơm cỏ và dầu mỡ. Thuyền nhỏ nhờ gió đông nam, xông thẳng vào doanh trai chiến thuyền của Tào Tháo, chiến thuyền của Tào Tháo lập tức bị cháy do bị xích nối với nhau, không thể chạy trốn, một lúc đã trở thành biển lửa. Tào Tháo vội vàng bỏ thuyền lên bờ, nhưng doanh tại trữ lương thực cũng bị các binh sĩ của Chu Dư mai phục từ trước phóng lửa đốt cháy. Nhân dịp này, liên quân Tôn Lưu tấn công ào ào, quân Tào Tháo thảm bại, Tào Tháo luống cuống phá vây, trốn về miền bắc.

Qua chiến tranh Xích Bích, Tôn Quyền củng cố nền thống trị ở giang nam, Lưu Bị thừa cơ chiếm lĩnh khu vực Kinh Châu, hình thành thế riềng ba chân là Tào, Tôn, Lưu. Lửa thiêu Xích Bích còn lưu lại nhiều điển cố, ví dụ Hoàng Cái sau khi bị đánh giả vờ đầu hàng Tào Tháo, được goi là “khổ nhục kế”, Bàng Thống là bạn thân của Chư Cát Lượng, ông đề nghị Tào Tháo dùng xích nối thuyền với nhau, làm cho chiến thuyền của Tào Tháo khó bề chạy trốn sau khi bị tấn công bằng lửa, kế này được gọi là “liên hoàn kế”.

vietnamese.cri
 
Last edited by a moderator:
C

cherrynguyen_298

Vậy chắc em có xem "Hoàn châu cách cách" phần 3 hả :-\". Có cảnh đánh nhau đấy, chết người chứ chả chơi ^^.


Coi mấy phim cổ trang Trung Quốc ý, đầy trần chiến luôn.





E cũg chưa xem 'hoàn châu cách cách' phần 3.....lấy đâu tgian mà xem:):):):):):)


Ai có tư liệu cho trận đánh của vua QTrung , quân Mông-Nguyên của TQTuan......ko
 
N

naniliti

1. Vua Quang Trung: Mình có phim cho bạn để bạn xem và hình dung rõ hơn trận đánh. Phim này đã tái hiện lại trận chiến Ngọc Hồi -- Đống Đa, một trong những trận chiến chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.
[YOUTUBE]f1GoGuFK7Js[/YOUTUBE]

Tài liệu của trận Ngọc Hồi - Đống Đa bạn bấm vào đây


2. cái đánh quân MN của Trần Quốc Tuấn mình kiếm ko ra phim, chỉ có cái đánh quân mông nguyên của Ngô Quyền này thôi. phim hoạt hình. khá là hay:

[YOUTUBE]-9gkCaJWUzU[/YOUTUBE]

Về tài liệu, trên mạng có khá nhiều về những trận đánh này. Khái quát ctanh MN dưới thời trần ở đây

Có bài báo này rất hay, bạn tham khảo nhé:

click >>> Kỳ 4: Trận Bạch Đằng (1288) – Cơn ác mộng của quân Nguyên Mông
(Lịch sử Việt Nam) - 10 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam <<<
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom