bai tap kho trong dao dong dieu hoa

S

sondatien95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1
: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có k = 50 N/m, vật nặng có khối lượng m1 = 300 g, dưới nó treo thêm vật
nặng m2 = 200 g bằng dây không dãn. Nâng hệ vật để lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ để hệ vật chuyển động. Khi hệ
vật qua vị trí cân bằng thì đốt dây nối giữa hai vật. Tỉ số giữa lực đàn hồi của lò xo và trọng lực khi vật m1 xuống thấp
nhất có giá trị xấp xỉ bằng
A. 2 B. 1,25 C. 2,67 D. 2,45
Bài 2\
: Hai vật A và B dán liền nhau mB = 2mA = 200 g, treo vào một lò xo có độ cứng k = 50 N/m. Nâng vật lên đến
vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 30 cm thì buông nhẹ. Vật dao động điều hoà đến vị trí lực đàn hồi của lò xo có độ
lớn lớn nhất, vật B bị tách ra. Tính chiều dài ngắn nhất của lò xo.
A. 26 cm, B. 24 cm. C. 30 cm. D. 22 cm
bai 3
: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật có khối lượng m = 400 g, hệ số ma sát
giữa vật và giá đỡ là µ = 0,1. Từ vị trí cân bằng vật đang nằm yên và lò xo không biến dạng người ta truyền cho vật vận
tốc v = 100 cm/s theo chiều làm cho lò xo giảm độ dài và dao động tắt dần. Biên độ dao động cực đại của vật là bao
nhiêu?
A. 5,94 cm B. 6,32 cm C. 4,83 cm D. 5,12 cm
 
N

ngaynanglen1184

Bài 1
- biên độ dao động của hệ vật ban đầu là: [TEX]A1=\frac{(m_{1}+m_{2}).g}{k}[/TEX]
- biên độ dao động của vật m1 sau khi đốt dây là:

[TEX]A^{2}=(\frac{m_{2}.g}{k})^{2}+(\frac{\omega _{1}.A1}{\omega _{2}})^{2}[/TEX]
trong đó: [TEX]\omega _{1}=\sqrt{\frac{k}{m_{1}+m_{2}}}[/TEX]
[TEX]\omega _{2}=\sqrt{\frac{k}{m_{1}}}[/TEX]
Khi vật m1 xuống thấp nhất thì tương ứng với biên dưới. sau đó bạn tính lực đàn hồi
[TEX]F_{dh}=k.(\frac{m_{1}.g}{k}+A)[/TEX]
 
N

ngaynanglen1184

Bài 2
đã có trả lời ở 1 topic khác. chỉ cần tính biên độ sau khi vật tách là ok
 
N

ngaynanglen1184

mình xin phép có ý kiến nôt bài số 3
Biên độ dao động cực đại chính là biên độ dao động lần đầu tiên(có tính đến ma sát), kể từ khi dao động.
nó được tính là biên độ đầu tiên (chưa kể đến ma sát), trừ đi độ giảm biên độ, và chú ý đến độ lệch so với vị trí cân bằng mới.
ta có:
[TEX]A_{max}=A_{0}-\frac{\mu mg}{4k}-\frac{\mu mg}{k}[/TEX]
trong đó:
[TEX]A_{0}=\frac{v_{0}}{\omega }[/TEX]
bạn thử tính toán nhé.
đó là theo logic mình suy luận (có thể chưa chuẩn). mình ko có mtisnh ở đây nên.... (mà cũng lười thay số nữa)
 
P

peto_cn94

Bài 1

bai 3
: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật có khối lượng m = 400 g, hệ số ma sát
giữa vật và giá đỡ là µ = 0,1. Từ vị trí cân bằng vật đang nằm yên và lò xo không biến dạng người ta truyền cho vật vận
tốc v = 100 cm/s theo chiều làm cho lò xo giảm độ dài và dao động tắt dần. Biên độ dao động cực đại của vật là bao
nhiêu?
A. 5,94 cm B. 6,32 cm C. 4,83 cm D. 5,12 cm
bài này đã có ở đây http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=178035
 
Top Bottom