bài tập hơi cao mại vô có thưởng

  • Thread starter buonvi_dayeuem
  • Ngày gửi
  • Replies 7
  • Views 1,605

B

buonvi_dayeuem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài tập này nâng cao ai gải được sẽ được tài khoản vinagame:):)
bài tập như sau:
một gen A =1,5 G và tổng kết hidrô là 3600.Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế một cặp baz nitric này bằng cặp baz nitric khác.
a, nếu sự đột biến đó không làm cho số liên kết hidro bị thay đổi thì số lượng từng oại nucleotit của gen đột biến bằng bao nhiêu ??
b,nếu sự đột biến đó làm cho số liên kết hidro thay thì số lượng từng loại nucleotit của gen đột biến bằng bao nhiêu???
c,hiện tượng đột biến đó đã làm thay đổi bao nhiêu axit amin trong chuổi polipeptit được hình thành từ gen ban đầu
cho rằng , đột biến không ảnh hưởng đến bộ mà kết thúc và bộ mã mở đầu
mong mấy bạn làm bài tốt:D:D:p
 
T

tongngocchi

ý! Bài này còn giá trị giải thưởng ko nhỉ?!? ;))
một gen A =1,5 G và tổng kết hidrô là 3600.Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế một cặp baz nitric này bằng cặp baz nitric khác.
a, nếu sự đột biến đó không làm cho số liên kết hidro bị thay đổi thì số lượng từng oại nucleotit của gen đột biến bằng bao nhiêu ??
b,nếu sự đột biến đó làm cho số liên kết hidro thay thì số lượng từng loại nucleotit của gen đột biến bằng bao nhiêu???
c,hiện tượng đột biến đó đã làm thay đổi bao nhiêu axit amin trong chuổi polipeptit được hình thành từ gen ban đầu
a. theo bài ra ta có hệ phương trình:
A=1,5G
2A+3G=3600
giải hệ phương trình ta được A=T=900 ; G=X= 600
b.nếu sự đột biến đó làm cho số liên kết hiđrô thay đổi sẽ có 2 trường hợp
- Nếu số liên kết hiđrô giảm =>1 cặp G-X được thay = cặp A-T nên A=T =901 ; G=X = 509
- ................................ tăng => 1 cặp A-T ................... cặp G-X nên A= T =809 ; G=X = 601
c. nếu gen bị biến đổi ở bộ ba kết thúc hoặc bộ ba mở đầu thì ko ảnh hưởng đến chuỗi polipeptit được tổng hợp do mã cuối cùng ko mã hóa axit amin
nếu gen bị biến đổi ở các bộ ba còn lại thì sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit
:D xong rùi !
 
C

cukhoaithui

Tui xin có chút ý kiến he b-(.Bạn tongngocchi về lý thuyết đã giải câu a và câu b rất ngắn gọn và chính xác:),tuy nhiên lúc ghi đáp án câu b chắc tại bạn đó vừa type vừa nghĩ đến "phần thưởng" nên phân tâm mà ghi nhầm :D.Tui xin đc sửa lại cho bạn đó :
"- Nếu số liên kết hiđrô giảm =>1 cặp G-X (hoặc X-G) được thay = cặp A-T (hoặc T-A) nên A=T =901 ; G=X =599
- ................................ tăng => 1 cặp A-T (hoặc T-A)........... =cặp G-X (hoặc X-G) nên
A= T=899 ; G=X = 601" :)

Riêng câu c bạn giải là "c. nếu gen bị biến đổi ở bộ ba kết thúc hoặc bộ ba mở đầu thì ko ảnh hưởng đến chuỗi polipeptit được tổng hợp do mã cuối cùng ko mã hóa axit amin
nếu gen bị biến đổi ở các bộ ba còn lại thì sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit
" .Tui xin đc có chút ý kiến với bạn về câu này :).
Ở câu này bạn buonvi_dayeuem đã có nói là "cho rằng , đột biến không ảnh hưởng đến bộ mà kết thúc và bộ mã mở đầu" nên cách giải của bạn là hơi dư,tuy nhiên theo tui lại không chính xác lắm.Vì nếu gen bị biến đổi ở bộ ba kết thúc hoặc bộ 3 mở đầu thì không phải là không ảnh hưởng đến chuỗi polipeptit đc tổng hợp.Ta biết là bộ 3 mở đầu TAX (AUG) mã hóa aa mở đầu metionin có nhiệm vụ báo hiệu sự khởi đầu quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit,nếu bộ 3 mở đầu bị ĐB thay bằng 1 bộ 3 khác thì tui nghĩ quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit sẽ không thể diễn ra bình thường đc.Cũng như zậy,có 3 bộ 3 là ATT ATX và AXT không mã hóa aa nào mà đóng vai trò báo hiệu sự kết thúc quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit,nếu sự ĐB thay thế 1 cặp nu đó mà làm biến đổi bộ 3 kết thúc thành 1 bộ 3 khác có mã hoá 1 aa nào đó thì quá trình tổng hợp chuỗi vẫn tiếp tục tổng hợp nên aa đó,còn sau đó nữa thì...tui không hiểu:D,nhưng chắc chắn có ảnh hưởng vì khi đó không có bộ 3 kết thúc để bào hiệu dừng quá trình tổng hợp lại,đó là vai trò chính cho sự tồn tại các bộ 3 kết thúc.Đây là ý kiến của cá nhân tui,kiến thức Sinh của chương trình phổ thông không thấy nói đến vấn đề nếu bộ 3 KT bị thay thế bởi 1 bộ 3 khác có mã hoá aa thì quá trình tổng hợp sẽ diễn ra thế nào sau đó:confused:.Bạn có thể hỏi giáo viên môn Sinh của bạn để hiểu rõ hơn vấn đề này,và nhớ post lên để tui và các bạn ở đây đc hiểu rõ hơn he:).
Cuối cùng là bổ sung thêm vào câu cuối của bạn,nếu gen bị biến đổi ở các bộ ba còn lại thì có thể làm thay đổi nhiều nhất 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.Tại sao lại là "có thể" mà không là "sẽ",vì mã di truyền có tính thoái hóa(dư thừa),một aa có thể đc mã hoá bở nhiều bộ ba trừ 2 loại aa là metionin(TAX) và triptophan (AXX) .Điều này có ý nghĩ bảo hiểm thông tin DT,và nhờ đó sự thay đổi 1 cặp nu này bằng 1 cặp nu khác có thể không gây hậu quả gì vì bộ 3 mã hoá bị thay đổi có thể vẫn sẽ mã hoá cho aa ban đầu :).Ví dụ ta có bộ 3 mã sao GUU mã hoá cho aa Valin bị ĐB thay thế nu loại U ở vị trí thứ 3 của bộ mã thành X,tức là GUU biến thành GUX thì vẫn không gây ảnh hưởng gì vì GUX vẫn mã hoá cho aa Valin :).
Đó là những ý kiến cá nhân tui nên có thể còn chủ quan và rườm rà phức tạpb-(,mong các bạn xem và cho ý kiến thêm.Thanks ^^
 
Last edited by a moderator:
Y

youngyounguno

khi đột biến thay thế tại bộ ba kết thúc ---> quá trình tổng hợp diễn ra qua gen kể tiếp ---> tạo chuỗi poly quá dài ---> ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể sống
 
C

caothuyt2

Tui xin có chút ý kiến he b-(.Bạn tongngocchi về lý thuyết đã giải câu a và câu b rất ngắn gọn và chính xác:),tuy nhiên lúc ghi đáp án câu b chắc tại bạn đó vừa type vừa nghĩ đến "phần thưởng" nên phân tâm mà ghi nhầm :D.Tui xin đc sửa lại cho bạn đó :
"- Nếu số liên kết hiđrô giảm =>1 cặp G-X (hoặc X-G) được thay = cặp A-T (hoặc T-A) nên A=T =901 ; G=X =599
- ................................ tăng => 1 cặp A-T (hoặc T-A)........... =cặp G-X (hoặc X-G) nên
A= T=899 ; G=X = 601" :)

Riêng câu c bạn giải là "c. nếu gen bị biến đổi ở bộ ba kết thúc hoặc bộ ba mở đầu thì ko ảnh hưởng đến chuỗi polipeptit được tổng hợp do mã cuối cùng ko mã hóa axit amin
nếu gen bị biến đổi ở các bộ ba còn lại thì sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit
" .Tui xin đc có chút ý kiến với bạn về câu này :).
Ở câu này bạn buonvi_dayeuem đã có nói là "cho rằng , đột biến không ảnh hưởng đến bộ mà kết thúc và bộ mã mở đầu" nên cách giải của bạn là hơi dư,tuy nhiên theo tui lại không chính xác lắm.Vì nếu gen bị biến đổi ở bộ ba kết thúc hoặc bộ 3 mở đầu thì không phải là không ảnh hưởng đến chuỗi polipeptit đc tổng hợp.Ta biết là bộ 3 mở đầu TAX (AUG) mã hóa aa mở đầu metionin có nhiệm vụ báo hiệu sự khởi đầu quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit,nếu bộ 3 mở đầu bị ĐB thay bằng 1 bộ 3 khác thì tui nghĩ quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit sẽ không thể diễn ra bình thường đc.Cũng như zậy,có 3 bộ 3 là ATT ATX và AXT không mã hóa aa nào mà đóng vai trò báo hiệu sự kết thúc quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit,nếu sự ĐB thay thế 1 cặp nu đó mà làm biến đổi bộ 3 kết thúc thành 1 bộ 3 khác có mã hoá 1 aa nào đó thì quá trình tổng hợp chuỗi vẫn tiếp tục tổng hợp nên aa đó,còn sau đó nữa thì...tui không hiểu:D,nhưng chắc chắn có ảnh hưởng vì khi đó không có bộ 3 kết thúc để bào hiệu dừng quá trình tổng hợp lại,đó là vai trò chính cho sự tồn tại các bộ 3 kết thúc.Đây là ý kiến của cá nhân tui,kiến thức Sinh của chương trình phổ thông không thấy nói đến vấn đề nếu bộ 3 KT bị thay thế bởi 1 bộ 3 khác có mã hoá aa thì quá trình tổng hợp sẽ diễn ra thế nào sau đó:confused:.Bạn có thể hỏi giáo viên môn Sinh của bạn để hiểu rõ hơn vấn đề này,và nhớ post lên để tui và các bạn ở đây đc hiểu rõ hơn he:).
Cuối cùng là bổ sung thêm vào câu cuối của bạn,nếu gen bị biến đổi ở các bộ ba còn lại thì có thể làm thay đổi nhiều nhất 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.Tại sao lại là "có thể" mà không là "sẽ",vì mã di truyền có tính thoái hóa(dư thừa),một aa có thể đc mã hoá bở nhiều bộ batrừ 2 loại aa là metionin(TAX) và triptophan (AXX) .Điều này có ý nghĩ bảo hiểm thông tin DT,và nhờ đó sự thay đổi 1 cặp nu này bằng 1 cặp nu khác có thể không gây hậu quả gì vì bộ 3 mã hoá bị thay đổi có thể vẫn sẽ mã hoá cho aa ban đầu :).Ví dụ ta có bộ 3 mã sao GUU mã hoá cho aa Valin bị ĐB thay thế nu loại U ở vị trí thứ 3 của bộ mã thành X,tức là GUU biến thành GUX thì vẫn không gây ảnh hưởng gì vì GUX vẫn mã hoá cho aa Valin :).
Đó là những ý kiến cá nhân tui nên có thể còn chủ quan và rườm rà phức tạpb-(,mong các bạn xem và cho ý kiến thêm.Thanks ^^
Theo tớ nghĩ nếu gen bị đột biến cụ thể ở bài này là đột biến thay thế ở các bộ ba (trừ bộ ba mở đầu và kết thúc) thì nó ko chỉ chỉ ảnh hưởng đến một axit amin mà rất nhiều khả năng có thể xảy ra:
+ Chuỗi polipeptit sẽ bị thay thế một axit amin
VD: AAG(Lyzin) --> GAG (axit glutamin)
+ Chuỗi polipeptit có thể ko bị ảnh hưởng gì ( tính thoái hoá của mã di truyền)
VD: GUA (valin) --> GUG ( valin)
+ Chuỗi polipeptit tổng hợp sau đột biến ngắn hơn chính là do một bộ ba nào đấy bị đột biến thành bộ ba kết thúc.Hậu quả sẽ càng nặng nếu bộ ba bị đột biến càng gần bộ ba mở đầu.
VD:UGG(triptophan) --> UGA( KT)
.

khi đột biến thay thế tại bộ ba kết thúc ---> quá trình tổng hợp diễn ra qua gen kể tiếp ---> tạo chuỗi poly quá dài ---> ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể sống
Tớ nghĩ cái này chỉ là có thể thôi còn trường hợp mặc dù bộ ba kết thúc bị đột biến nhưng vấn ko làm thay đổi chuỗi polipeptit được tổng hợp.
VD: UAA --> UAG ; UGA --> UAA

Mọi người thông cảm tuy tớ làm bài cũng hay ẩu ( nói giảm nói tránh:D) nhưng cái bản tính hay đi hạch hoẹ nó ngấm vào máu rồi chả biết sửa thế nào.
Cho tớ ý kiến nhá cái trên chỉ là suy nghĩ cá nhân của tớ.
 
M

man_moila_daigia

Theo tớ nghĩ nếu gen bị đột biến cụ thể ở bài này là đột biến thay thế ở các bộ ba (trừ bộ ba mở đầu và kết thúc) thì nó ko chỉ chỉ ảnh hưởng đến một axit amin mà rất nhiều khả năng có thể xảy ra:
+ Chuỗi polipeptit sẽ bị thay thế một axit amin
VD: AAG(Lyzin) --> GAG (axit glutamin)
+ Chuỗi polipeptit có thể ko bị ảnh hưởng gì ( tính thoái hoá của mã di truyền)
VD: GUA (valin) --> GUG ( valin)
+ Chuỗi polipeptit tổng hợp sau đột biến ngắn hơn chính là do một bộ ba nào đấy bị đột biến thành bộ ba kết thúc.Hậu quả sẽ càng nặng nếu bộ ba bị đột biến càng gần bộ ba mở đầu.
VD:UGG(triptophan) --> UGA( KT)
.


Tớ nghĩ cái này chỉ là có thể thôi còn trường hợp mặc dù bộ ba kết thúc bị đột biến nhưng vấn ko làm thay đổi chuỗi polipeptit được tổng hợp.
VD: UAA --> UAG ; UGA --> UAA

Mọi người thông cảm tuy tớ làm bài cũng hay ẩu ( nói giảm nói tránh:D) nhưng cái bản tính hay đi hạch hoẹ nó ngấm vào máu rồi chả biết sửa thế nào.
Cho tớ ý kiến nhá cái trên chỉ là suy nghĩ cá nhân của tớ.
Em ơi, em pờ rồ lắm em ạ
heeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee
 
C

caothuyt2

Quá khen,quá khen !!!Này nàyanh Man ơianh có còn muốn sống ko hả, lại tâng bốc đểu anh em rùi .;)) vào đọc đi nhanh lên ko bài này chỉ tồn tại trong vài phút thôi ( spam mà) chuẩn bị tâm lí mai xử
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

khi đột biến thay thế tại bộ ba kết thúc ---> quá trình tổng hợp diễn ra qua gen kể tiếp ---> tạo chuỗi poly quá dài ---> ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể sống

Ý kiến này của bạn theo tui là khá hay và có giá trị tham khảo với tui vì chứng tỏ bạn hiểu khá rõ về khái niệm Operon.Trong 1 Operon thường có các gen cấu trúc có cùng chức năng đi kèm với nhau lập thành 1 nhóm và chịu chung 1 cơ chế điều hoà,do đó ý kiến đó của bạn không phải là không có lý trong trường hợp 2 hoặc nhiều gen kế tiếp nhau trong 1 Operon cùng tham gia quá trình tổng hợp protein theo thứ tự kế tiếp nhau.
Nhưng tui có 1 thắc mắc xin bạn giải đáp dùm:),ta đều biết mỗi gen cấu trúc đều mang các bộ 3 mã gốc bắt đầu từ bộ 3 mở đầu TAX,nhờ bộ 3 này mới báo hiệu mở đầu sự tổng hợp chuỗi polipeptit.Nếu theo như bạn nói thì ĐB thay thế 1 cặp nu biến bộ 3 KT thành 1 bộ 3 mã hoá 1 aa khác (kô phải bộ 3 KT và bộ 3 mở đầu),và khi đó quá trình tổng hợp tiếp tục qua gen kế tiếp mà không dừng lại:).Nhưng khi các ribôxôm tiếp xúc với bộ 3 mở đầu trên pt mARN tương ứng do gen kế tiếp đó tổng hợp thì sao???Quá trình tổng hợp protein trên mARN tương ứng của gen đầu tiên không kết thúc đc (do ĐB làm đã thay thế bộ 3 KT bằng bộ 3 khác),các ribôxôm cứ tiếp tục trượt trên mARN bị ĐB,rồi lại trượt sang mARN kế tiếp???Rồi bạn nói chuỗi polipeptit sẽ quá dài,nghĩa là 2 phân tử protein do 2 gen kế tiếp đó mã hóa đáng lẽ là 2 pt riêng lẽ thì giờ dính chung thành 1 pt???Vậy tức 2 pt protein đó sẽ dính liền ở aa mở đầu do gen thứ 2 mã hóa???Nhưng theo ta biết thì pt protein hoàn chỉnh sẽ kô có aa mở đầu vì nó sẽ bị cắt rời ra ở cuối giai đoạn tổng hợp protein.Nhưng nếu aa mở đầu đó bị cắt rời thì đáng lẽ 2 pt protein đó cũng không thể dính liền nhau đc,trừ khi chúng lại đc...nối lại bởi 1 cơ chế nào đó???:confused:@-) Thật sự chỗ này tui chưa hiểu rõ lắm,nếu bạn hiểu xin giải đáp dùm tui.Cám ơn bạn :)

- To caothuy:
" Theo tớ nghĩ nếu gen bị đột biến cụ thể ở bài này là đột biến thay thế ở các bộ ba (trừ bộ ba mở đầu và kết thúc) thì nó ko chỉ chỉ ảnh hưởng đến một axit amin mà rất nhiều khả năng có thể xảy ra:
+ Chuỗi polipeptit sẽ bị thay thế một axit amin
VD: AAG(Lyzin) --> GAG (axit glutamin)
+ Chuỗi polipeptit có thể ko bị ảnh hưởng gì ( tính thoái hoá của mã di truyền)
VD: GUA (valin) --> GUG ( valin)
+ Chuỗi polipeptit tổng hợp sau đột biến ngắn hơn chính là do một bộ ba nào đấy bị đột biến thành bộ ba kết thúc.Hậu quả sẽ càng nặng nếu bộ ba bị đột biến càng gần bộ ba mở đầu.
VD:UGG(triptophan) --> UGA( KT)."
-------->Cám ơn bạn đã góp ý kiến :),nhưng ý của tui cũng không khác với ý của bạn,tui nói là " có thể thay đổi nhiều nhất 1 aa",và tất nhiên nếu 1 aa thay đổi thì sẽ xảy ra 1 trong các trường hợp như bạn đã nói:).Tui nói đến sự thay đổi của aa(vì yêu cầu đề bài là zậy),và bạn thì nói đến sự thay đổi của pt protein khi aa đó bị thay đổi:).Thanks bạn:)

"Tớ nghĩ cái này chỉ là có thể thôi còn trường hợp mặc dù bộ ba kết thúc bị đột biến nhưng vấn ko làm thay đổi chuỗi polipeptit được tổng hợp.
VD: UAA --> UAG ; UGA --> UAA"
-------->Bạn nói như vậy nghĩ là bạn công nhận điều bạn young nói sẽ xảy ra,vậy xin bạn giải đáp dùm tui thắc mắc ở trên kia như với bạn young luôn he :D.Ví dụ bạn đưa ra cùng 1 mục đích như vd của tui ở bài trước là đều minh hoạ cho tính thoái hoá (bảo hiểm thông tin DT) của mã DT.Thanks bạn:)

Vì hầu hết kiến thức Sinh tui đc học chỉ là lý thuyết,rất ít đc quan sát qua phim mô tả thí nghiệm hay thực tế nên có nhiều chỗ chưa rõ lắm,nhất là phần cơ chế DT ở cấp độ phân tử.Bạn nào có dịp tiếp cận những cái đó xin post lên cho tui và các bạn khác tham khảo để hiểu rõ hơn he.Thanks :D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom