Bài tập hè

C

chibisuka_256

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Các bạn ơi có biết quyển nào mà có
+Bài văn biểu cảm về sự vật con ngườ, tác phẩm văn học, nhân vật văn học
+Cảm xúc của em về cha,mẹ.ông,bà,anh,chị,em trong gia đình và 4 mùa trong năm
( phải đủ cả ko thiếu 1 ai hết)!!!!!!!!!:D
2.Tìm hệ thống luận điểm các văn bản tinh thần yêu nước, đúc tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chương
 
Last edited by a moderator:
T

thaonguyenkmhd

Câu 1: ở đây có rồi bạn nhé http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=227318

Câu 2:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử.
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Bổn phận của mỗi người là phải thể hiệ lòng yêu nước qua những hành động cụ thể.​
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
+ Sự giản dị của Bác trong đời sống thường ngày.
+ Bác sống giản dị nhưng sôi nổi, phong phú.
+ Sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
- Ý nghĩa văn chương
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha
+ Công dụng của văn chương: gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có.​

ps: Lần sau nếu bài có cùng nội dung thì bạn chỉ nên post 1 bài thôi nha :D
 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

Luận điểm bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta :
+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Luận điểm bài đức tính giản dị của Bác Hồ:
+ Trong đời sống sinh hoạt (nơi ở, bữa ăn, …)
+ Trong làm việc và quan hệ với mọi người
+ Trong lời ăn tiếng nói và cách viết.
Luận điểm bài Ý nghĩa văn chương:
+ “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. (...)”
+ Văn chương sẽ là hình dung, của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.(...)”
+Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
“ Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. (...)”
 
Top Bottom