Vật lí BÀI TẬP CON LẮC LÒ XO

SN2000

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng ba 2017
22
5
16
24
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp mình làm mấy bài này với!!!!!!!!!!!
1. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k=100N/m và quả cầu nhỏ được đặt trên mặt bàn ngang nhẵn. Kéo quả cầu nhỏ lệch khỏi vị trí cân bằng để lò xo bị dãn 4cm, tại thời điểm t=0 buông nhẹ quả cầu để nó dao động điều hòa. Thời gian để quả cầu đi được quãng đường 10cm đầu tiên là [tex]\frac{\pi }{15}[/tex] Khối lượng quả cầu là bao nhiêu?
2. Phương trình dao động điều hoà của vật là x= [tex]sin^{2}(5\pi t + \frac{\pi }{4})[/tex] (cm). Biên độ dao động của vật là bao nhiêu?
3. Một con lắc lò xo bố trí ngang. Vật đang dao động điều hòa với chu kỳ T, biên độ A, khi vật đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo lại. Bắt đầu từ thời điểm đó vật sẽ dao động với biên độ mới là?
4. Một đầu lò xo được giữ cố định vào điểm B, đầu còn lại O gắn với vật nặng khối lượng m. Hệ bố trí nằm ngang, vật dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật chuyển động qua vị trí có động năng bằng 16/9 lần thế năng thì giữ cố định điểm C ở trên lò xo với CO=2CB. Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ mới là bằng?
5. Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng k=20N/m, khối lượng của vật m=40g. Hệ số ma sát giữa mặt bàn là 0,1 ,lấy g=10m/s2, đưa vật tới vị trí mà lò xo nén 10cm rồi thả nhẹ. Chọn gốc O là vị trí khi lò xo chưa bị biến dạng, chiều dương theo chiều chuyển động ban đầu. Quãng đường mà vật đi được từ lúc thả vật qua O lần thứ 2 là?
6. Treo một quả cầu bằng đồng vào một con lắc lò xo và cho nó dao động điều hòa, người ta đo được chu kỳ dao động là T1. Thay quả cầu trên bằng một quả cầu bằng nhôm cùng kích thước, người ta đo được chu kỳ dao động là T2. Cho biết khối lượng riêng của đồng và nhôm lần lượt là [tex]\rho _{d}=8,9g/cm^{3},\rho _{n}=2,7.10^{3}kg/m^{3}[/tex]. Tỉ số của [tex]\frac{T1}{T2}[/tex] là?
 

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
Câu 1:
Tính từ thời điểm ban đầu đến đi được 10 cm vật quét được 1 góc là [tex]\frac{4\pi }{3}[/tex] trên đường tròn
Ta có công thức xác định góc quét như sau:
[tex]\Delta \varphi = \omega.\Delta t[/tex] <=> [tex]\Delta t= \frac{4\pi }{3\omega }[/tex]

<=> [tex]\frac{4\pi }{3}\sqrt{\frac{m}{k}}= \frac{\pi }{15} s[/tex] thay k = 100N/s
=> T=....

câu 2: sử dụng công thức hạ bậc tăng cung
[tex]sin^{2}a = \frac{1-cos2a}{2}[/tex]

Câu 3:
- Khi lò xo bị giữ ở điểm chính giữa => [tex]l=\frac{lo}{2}[/tex]
Vậy: k tăng 2 lần
Ta có công thức: [tex]\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]

[tex]\omega '=\sqrt{\frac{2k}{m}}[/tex] tăng [tex]\sqrt{2}[/tex]

Khi qua VTCB: Vmax=[tex]\omega A[/tex] ( Vmax không đổi)

=> [tex]A'=\frac{A\sqrt{2}}{2}[/tex]
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
Câu 4: CO=2CB => BC=[tex]\frac{BO}{3} <=> l =\frac{lo}{3}[/tex] (1)
Từ (1) => [tex]k'=\frac{3k}{2}[/tex]
[tex]Wd=\frac{16}{9}Wt[/tex] mà W=Wđ + Wt => [tex]Wt = \frac{9}{25}W[/tex]

W' = [tex]\frac{Wt}{3}= 0,12W[/tex]

W" = W - W' = W - 0,12W = 0,88W

<=> [tex]\frac{1}{2}k'A'^{2} = 0,88.\frac{1}{2}KA^{2}[/tex]

<=> [tex]\frac{1}{2}.\frac{3k}{2}A'^{2} = 0,88.\frac{1}{2}KA^{2}[/tex]
=> A' = 0,766A
 
Last edited:

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
Câu 5:
Vật đã đi được [tex]\frac{3T}{4}[/tex]
=> độ giảm biên độ :
[tex]\Delta A=\frac{3\mu mg}{k} = 0,006[/tex]
Bảo toàn cơ năng ta được:

[tex]\frac{1}{2}KA^{2} = \frac{k(A-0,006)^{2}}{2} + \frac{1}{2}Kx^{2} +\mu mgS[/tex]

=> S= 29 cm

Câu 6:
Ta có: T = [tex]2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}[/tex]

=> [tex]\frac{T1}{T2}=\sqrt{\frac{m1}{m2}}[/tex]

ta được: m1 = Dcu.V và m2 = Dal.V

=> [tex]\frac{T1}{T2} = \sqrt{\frac{DCu}{DAl}} \approx[/tex] .....
( nhớ đổi đơn vị)
 

SN2000

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng ba 2017
22
5
16
24
cho mình hỏi câu 2. nếu dùng công thức đó thì sẽ ra là [tex]x=2-2cos(10\pi t + \frac{\pi }{2})[/tex]. vậy A=2 đúng ko
 

SN2000

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng ba 2017
22
5
16
24
Câu 4: CO=2CB => BC=[tex]\frac{BO}{3} <=> l =\frac{lo}{3}[/tex] (1)
Từ (1) => [tex]k'=\frac{3k}{2}[/tex]
[tex]Wd=\frac{16}{9}Wt[/tex] mà W=Wđ + Wt => [tex]Wt = \frac{9}{25}W[/tex]

W' = [tex]\frac{Wt}{3}= 0,12W[/tex]

W" = W - W' = W - 0,12W = 0,88W

<=> [tex]\frac{1}{2}k'A'^{2} = 0,88.\frac{1}{2}KA^{2}[/tex]

<=> [tex]\frac{1}{2}.\frac{3k}{2}A'^{2} = 0,88.\frac{1}{2}KA^{2}[/tex]
=> A' = 0,766A
mình ko hiểu W' và W'' là gì
 

SN2000

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng ba 2017
22
5
16
24
Câu 5:
Vật đã đi được [tex]\frac{3T}{4}[/tex]
=> độ giảm biên độ :
[tex]\Delta A=\frac{3\mu mg}{k} = 0,006[/tex]
Bảo toàn cơ năng ta được:

[tex]\frac{1}{2}KA^{2} = \frac{k(A-0,006)^{2}}{2} + \frac{1}{2}Kx^{2} +\mu mgS[/tex]

=> S= 29 cm

Câu 6:
Ta có: T = [tex]2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}[/tex]

=> [tex]\frac{T1}{T2}=\sqrt{\frac{m1}{m2}}[/tex]

ta được: m1 = Dcu.V và m2 = Dal.V

=> [tex]\frac{T1}{T2} = \sqrt{\frac{DCu}{DAl}} \approx[/tex] .....
( nhớ đổi đơn vị)
bạn giải thích giúp mình cái hệ số ma sát có vai trò gì ko, rồi độ giảm biên độ là gì vậy
 
Top Bottom