Vật lí 10 Bài tập chất khí hay

nongchithien

Học sinh
Thành viên
7 Tháng mười 2021
11
19
21
18
Đồng Tháp
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một cột không khí được chứa trong ống nghiệm hình trụ thẳng đứng, ngăn cách với bên ngoài bằng 1 cột thủy ngân cao h=75 cm và đầy tới miệng ống, cột không khí có chiều cao l=100cm ở nhiệt độ t1=27 độ C. Hỏi ở phải đun ống đến nhiệt độ bao nhiêu thì toàn bộ thủy ngân tràn hết ra ngoài biết áp suất khí quyển p0=75 cmHg
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Một cột không khí được chứa trong ống nghiệm hình trụ thẳng đứng, ngăn cách với bên ngoài bằng 1 cột thủy ngân cao h=75 cm và đầy tới miệng ống, cột không khí có chiều cao l=100cm ở nhiệt độ t1=27 độ C. Hỏi ở phải đun ống đến nhiệt độ bao nhiêu thì toàn bộ thủy ngân tràn hết ra ngoài biết áp suất khí quyển p0=75 cmHg
đây là quá trình đẳng áp em nhé(sd định luật gay-luýt-xác P1/T1=P2/T2) T đơn vị là K
Khi đun nóng không khí bên trong giãn ra đẩy cột thuỷ ngân ra ngoài

Tham khảo thêm tại thiên đường kiến thức
 

nongchithien

Học sinh
Thành viên
7 Tháng mười 2021
11
19
21
18
Đồng Tháp
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Một cột không khí được chứa trong ống nghiệm hình trụ thẳng đứng, ngăn cách với bên ngoài bằng 1 cột thủy ngân cao h=75 cm và đầy tới miệng ống, cột không khí có chiều cao l=100cm ở nhiệt độ t1=27 độ C. Hỏi ở phải đun ống đến nhiệt độ bao nhiêu thì toàn bộ thủy ngân tràn hết ra ngoài biết áp suất khí quyển p0=75 cmHg
Bài này hay nè :D Đứng hình 30s
Phân tích đề chút nè: Khi bắt đầu hơ nóng, thể tích khí tăng, áp suất khí giảm, khi tăng đến nhiệt độ $T_{max}$ nào đó, độ giảm của áp suất trong sẽ > độ giảm của áp suất cột thủy ngân, khi đó không cần tăng nhiệt độ, không khí tự dãn nở và đẩy thủy ngân trào tiếp ra ngoài. Cái nhầm lẫn ở bài này là nhiều bạn lầm tưởng là độ dâng lên của cột khí phải bằng chiều cao $h$ của cột thủy ngân thì thủy ngân mới trào hết ra ngoài. Nếu làm như vậy sẽ ra 1 kết quả T khác :)

Bắt tay vào giải thôi :p
Ban đầu:
[tex]\left\{\begin{matrix} V=Sl\\ P=p_0+h \\T=273+t_1 \end{matrix}\right.[/tex]
Ok, vậy giờ ta gọi $x$ là độ dâng lên của cột khí khi tăng từ $T$ lên $T_{max}$
Khi đó:
[tex]\left\{\begin{matrix} V'=(l+x)S\\ P'=P-x \\ T_{max} \end{matrix}\right.[/tex]
Đến đây em áp dụng PT trạng thái:
[tex]\frac{PV}{T}=\frac{P'V'}{T_{max}}[/tex] em sẽ đc $T$ bằng 1 phương trình bậc 2 ẩn $x$
Em quay về bài toán tìm $x$ để $T_{max}$ thôi.
đây là quá trình đẳng áp em nhé(sd định luật gay-luýt-xác P1/T1=P2/T2) T đơn vị là K
Khi đun nóng không khí bên trong giãn ra đẩy cột thuỷ ngân ra ngoài

Tham khảo thêm tại thiên đường kiến thức
nhầm rồi nè em :> sao là đẳng áp được
 

nongchithien

Học sinh
Thành viên
7 Tháng mười 2021
11
19
21
18
Đồng Tháp
Bài này hay nè :D Đứng hình 30s
Phân tích đề chút nè: Khi bắt đầu hơ nóng, thể tích khí tăng, áp suất khí giảm, khi tăng đến nhiệt độ $T_{max}$ nào đó, độ giảm của áp suất trong sẽ > độ giảm của áp suất cột thủy ngân, khi đó không cần tăng nhiệt độ, không khí tự dãn nở và đẩy thủy ngân trào tiếp ra ngoài. Cái nhầm lẫn ở bài này là nhiều bạn lầm tưởng là độ dâng lên của cột khí phải bằng chiều cao $h$ của cột thủy ngân thì thủy ngân. Nếu làm như vậy sẽ ra 1 kết quả T khác :)

Bắt tay vào giải thôi :p
Ban đầu:
[tex]\left\{\begin{matrix} V=Sl\\ P=p_0+h \\T=273+t_1 \end{matrix}\right.[/tex]
Ok, vậy giờ ta gọi $x$ là độ dâng lên của cột khí khi tăng từ $T$ lên $T_{max}$
Khi đó:
[tex]\left\{\begin{matrix} V'=(l+x)S\\ P'=P-x \\ T_{max} \end{matrix}\right.[/tex]
Đến đây em áp dụng PT trạng thái:
[tex]\frac{PV}{T}=\frac{P'V'}{T_{max}}[/tex] em sẽ đc $T$ bằng 1 phương trình bậc 2 ẩn $x$
Em quay về bài toán tìm x để $T_{max}$ thôi.

nhầm rồi nè em :> sao là đẳng áp được
em cảm ơn chị ạ , nhưng chị giải thích cho em chỗ độ giảm áp suất với, em chưa hiểu chỗ đó lắm hihi:D
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
em cảm ơn chị ạ , nhưng chị giải thích cho em chỗ độ giảm áp suất với, em chưa hiểu chỗ đó lắm hihi:D
Ối em ơi :> Em hiếu học quá =)) Em hiểu bản chất thì tốt nhưng nếu chứng minh phải dùng toán học em ạ :p Chị thì thường hiểu 1 lần rồi nhớ áp dụng cho các lần sau thôi nè he he. Nhưng mà cái em hỏi cũng đã tiền bối từng chứng minh rồi em nhé. Chị xin trích lại bên dưới như sau:
Cái áp suất ngoài giảm theo quy luật bậc nhất của $x$ : [TEX] \Delta P = x.d[/TEX], còn áp suất trong giảm theo quy luật hypecbol [TEX]\Delta P = \frac{h}{h+x}[/TEX].

Đường hypecbol lúc đầu rất dốc (giảm nhanh) sau đó thoải dần và gần như nằm ngang (giảm chậm) còn đường bậc nhất thì giảm đều.

Chính vì ban đầu, khi tăng thể tích lên 1 chút, áp suất trong giảm rất mau, không thể thằng được áp suất ngoài nên ta cần phải cung cấp nhiệt lượng cho khí mới đẩy được thủy ngân ra.

Cái vị trí ta tìm là vị trí mà độ giảm của áp suất ngoài bằng với độ giảm của áp suất trong. Đó là vị trí ta ngừng cung cấp nhiệt lượng (tức nhiệt độ không khí đang cao nhất).

Sau đó, càng về sau, khi x tăng, áp suất trong giảm chậm còn áp suất ngoài giảm nhanh nên khí sẽ tự dãn nở đẩy thủy ngân ra ngoài.
Chúc em học tốt! :D có gì thắc mắc em có thể hỏi lại
Em có thể tham khảo kiến thức tại
[THPT] Ôn bài đêm khuya
 
Top Bottom