Văn Bài nghị luận

thu trang a3

Học sinh
Thành viên
26 Tháng bảy 2017
33
5
21
21
Hà Nam
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, qua bài thơi ánh trăng nà những hiểu biết của em về thực tế xã hội. Hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của em về những lần giật mình của con người trong cuộc sống( trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết câu )
2, cho câu chuyện:
Chuyện kể về 1 danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại ng thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con k? Con là ..
Ng thầy giáo già hoảng hốt:
- thưa ngài, ngài là ..
- thưa thầy, vs thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có đc những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
3, Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Vn thời kháng chiến chống Mĩ qua 2 nhân vật anh thah niên và Phương định. từ đó em có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ VN trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
2, cho câu chuyện:
Chuyện kể về 1 danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại ng thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con k? Con là ..
Ng thầy giáo già hoảng hốt:
- thưa ngài, ngài là ..
- thưa thầy, vs thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có đc những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
Bài này gặp nhiều rồi nè @Thư Vy
Gợi ý nhé bạn:

* Xác định được ý nghĩa rút ra từ câu chuyện:
- Một câu chuyện chỉ trong bảy dòng có mở đầu, có tình huống, có sự việc và có kết thúc, ngắn gọn mà ý nghĩa sâu sắc.
- Người học trò cũ ghé thăm trường xưa nay đã trở thành một nhân vật danh tiếng, quyền cao chức trọng nhưng ông vẫn không quên những người thầy đã từng dạy dỗ mình từ thuở nhỏ, cho mình tri thức và cách sống làm người. Ông hiểu có được sự thành công vẻ vang hôm nay, chính là nhờ công lao dạy dỗ, giáo dục của thầy. Ông ghé thăm thầy một chút, nói một lời tri ân với thầy bằng thái độ kính cẩn, lễ phép như ngày nào còn đi học. Thầy vẫn là thầy “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, còn trò dù giờ đây chức vị cao sang, thầy có thể gọi ngàinhưng vẫn là trò. Thầy là sư phụ (cha) mà trò là con.
Þ Thật là nghĩa trọng tình sâu, kính trọng thầy, trọng đạo thầy, tri ân thầy. Đó là cách đối nhân thấu tình đạt lí, đáng để người ta học tập.
* Bình luận: Mở rộng vấn đề bàn bạc
- Xã hội văn minh, người ta không phải quá nặng nề trong quan hệ thầy trò như trước: sống lễ tết, chết để tang nhưng lòng biết ơn, tinh thần tôn sư trọng đạo thì mãi mãi phải giữ gìn. Đó không chỉ là đạo lí mà còn thể hiện lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa giữa người với người.
- Nếu truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị mai một sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền giáo dục và đời sống văn hóa của xã hội. Người học có kính thầy mới học được đạo (tri thức) của thầy, mới tiếp nhận một cách tự giác lời thầy truyền dạy. Ngược lại, không kính trọng thầy thì cái đạo của thầy cũng không tiếp nhận: “ Chữ thầy trả thầy”. Tiếp nhận đạo thầy mới trở nên thành công, thành đạt như vị danh tướng kia, đất nước có nhiều người giỏi giang như vậy mới phát triển, thịnh vượng và bền vững.
- Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, ngay trong nhà trường vẫn có những học sinh ứng xử thiếu văn hóa, không chỉ bằng lời nói mà còn có những hành vi, thái độ, hành động phi đạo đức, vô ơn bạc nghĩa. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ thầy – trò, chất lượng dạy – học, tiền đồ của nước nhà.
* Rút ra bài học cuộc sống.
- Từ câu chuyện trên, chúng ta rút ra bài học gì? Ngay khi còn là học sinh hay khi đã trưởng thành, cần biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình nên người, luôn nhớ câu “Không thầy đố mày làm nên”. Lòng biết ơn phải được thể hiện ở tấm lòng chân thành, ở lời nói, cử chỉ, hành động, thái độ ứng xử tốt đẹp.
- Biết tri ân, biết đối nhân xử thế thấu tình đạt lí không chỉ là nét đẹp tâm hồn, nhân cách của bản thân mà chính mình cũng được người khác tôn trọng, nể phục.
- Bản thân luôn nhận thức đúng đắn và giữ gìn truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, đó là lòng biết ơn.
- Kính trọng thầy mới học được đạo của thầy, con người mới trở nên tốt đẹp.
 
  • Like
Reactions: thu trang a3
Top Bottom