Bài này thế nào?

C

conan99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bác Hồ mất là một sự kiện lớn làm xúc động muôn triệu trái tim Việt Nam và thế giới, làm cảm động cả đát trời: “ Trời tuôn nước mắt, đời tuôn mưa”. Hầu như nhà thơ nào cũng làm thơ khóc Bác, viếng Bác. Trong đó có nhà thơ Viễn Phương với bài Viếng lăng Bác.
Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương không chỉ là một bài thơ viếng hay khóc Bác bình thường. Bác mất năm 1969. Mùa xuân 1975 đất nước mới thống nhất, năm 1976 Viễn Phương mới tới viếng lăng Người. Như vậy là viếng Bác, khóc Bác cũng là thăm Bác. Cả ba nhập vào một chuyến đi. Một chuyến hành hương mà đồng bào chiến sĩ miền Nam chờ đợi, mong mỏi và chiến đấu trong suốt mấy chục năm trường.
Mở đầu bài thơ, tác giả tự giới thiệu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Cách xưng hô thật hồn nhiên mà tha thiết. Bác là cha cho nên mới xưng con. Nhưng con ở miền Nam lại mang một sắc thái thiêng liêng - đứa con xa vắng mặt ngày cha mất. Miền Nam là nơi đi trước về sau, nơi Bác Hồ hằng mong nhớ. “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà. Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
Từ xa, nhà thơ vừa nhìn thấy hàng tre đã xiết bao xúc động:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Với từ con, với hình ảnh hàng tre, nhà thơ dã tạo nên một không khí thật thân thương gần gũi và thiêng liêng nơi lăng Bác.
Không gian quanh lăng Bác trở thành một không gian đặc biệt thương nhớ. Không gian thương nhớ ấy như là bất tận với thời gian, được láy đi láy lại bằng chữ ngày ngày. Dòng thời gian liên tục. Dòng người cũng như không ngừng nghỉ. Người mang hoa, người kết thành hoa dâng lên bảy mươi chín mùa xuân, dâng lên một cuộc đời chiến đấu hi sinh vì dân vì nước. Tình cảm với Bác được nén lại ở khổ thơ đầu được bày tỏ kín đáo qua cách dùng ẩn dụ: “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Bác là mặt trời, Bác như mặt trời. Bác là trời xanh, mãi mãi là trời xanh. Tất cả đều thể hiện sự bất tử của người. Nhưng đến khổ thơ thứ ba thì tình cảm mới bộc lộ một cách trực tiếp. Đó là tình thương, nỗi đau được bộc phát khi nhìn thấy Bác nằm trong lăng: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Đây là cái giật mình thảng thốt. Tất nhiên, trong nhận thức lí trí nhắc ta Bác vẫn còn sống mãi. Nhưng đây là nỗi đau nhói lên từ đáy sâu trái tim. Bác mất thật rồi. Bác không thể gặp mặt những người con miền Nam mà người hằng mong nhớ.
Khổ thơ cuối là cảm xúc trước khi ra về:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
………………………………………….
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, nỗi thương nhớ làm trào rơi nước mắt.Không phải rưng rưng, rơm rớm, mà là trào. Một cảm xúc mãnh liệt. Tình thương xót như nén giữa tâm hồn làm nảy sinh bao ước muốn. Ước muốn làm con chim hót quanh lăng bác để lại chút vui tươi nhí nhảnh bên một con người đã hi sinh cả gia đình tình riêng vì đất nước. Ước muốn làm đóa hoa tỏa hương quanh lăng. Một làn hương như thực như hư đâu đây thoang thoảng. Ước muốn làm cây tre trung hiếu quanh lăng để canh giấc ngủ cho người. Tất cả mọi ước muốn đề quy tụ vào một điểm là muốn được gần Bác mãi mãi, không rời xa.
Tóm lại, với những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa, với giọng thơ nghiêm trang thành kính, với cảm xúc hết sức chân thành, nhà thơ viễn Phương đã nói hộ cho mọi người nỗi xúc động thiêng liêng, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ - vị cha già của dân tộc
 
T

tunkute123

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Trong đoạn này có hình ảnh của Trăng - trăng xuất hiện rất nhiều trong thơ Bác - là hình ảnh thiên nhiên đẹp mà Bác luôn dành một tình cảm đặc biệt, trăng là bạn, là tri kỉ, là nơi gửi gắm tâm hồn của Bác. Và giờ đây, khi Bác đã yên giấc ngủ, thì trăng vẫn đó, vẫn mãi theo Bác - bởi trăng luôn là người bạn hiền bên cạnh Bác.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Hai câu này là 2 câu theo tớ là đặc sắc ở trong bài thơ này.
"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi" - Viễn Phương biết, trời xanh - hình ảnh Bác rộng lớn, tấm lòng Bác như trời xanh, ông cố gắng nghĩ đến sự thật đó để có thể kìm nén nỗi đau khi nhìn thấy hình ảnh Bác. Nhưng sao vẫn thấy "mà sao nghe nhói ở trong tim" - có nỗi đau tột cùng nào dễ dàng che dấu, vẫn biết là thế nhưng mà đâu có dễ dàng mà nén được - nỗi dâu vẫn cứ thế dâng trào, "nhói" ở trong tim.
*2 câu này đặc tả 1 cách sâu sắc tâm trạng của nhà thơ miền Nam khi được ra thăm Bác.

















Viễn Phương thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc k/cc Mỹ , có nhiều đóng góp cho văn học ở phía Nam . Sự liên tưởng và sáng tạo nghệ thuật trong thơ của ông thường bắt đầu từ tình yêu và cảm xúc . Điều đó càng đc thể hiện rõ trong tác phẩm Viếng Lăng Bác ông viết vào 4-1976 . Bài thơ là đỉnh điểm của niềm xúc động vô biên khi nhà thơ đc ra Hà Nội viếng lăng Bác . Khoẳnh khắc viếng lăng đã để lại những dư âm trong sâu thẳm tâm trí nhà thơ để từ đó có một tiếng vọng tha thiết vào thơ . Qua t/yêu thương , niềm tự hào và thái độ t/kính của t/giả . H/ả bác hiện lên thật thiêng liêng , cao đẹp . Trong đó có đoạn :
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Khổ thơ miêu tả cảnh trong lăng vs rất nhiều h/ảnh có giá trị nghệ thuật cao và đc chia làm 2 phần rất rõ ràng . Hai cầu đầu miêu tả cảm nhận của nhà thơ về cái chết của Bác.Với hai câu sau tâm trạng của nhà thơ đã thay đổi hẳn thể nỗi đau đớn của tác giả trước sự thật Bác đã ra đi mãi mãi . Giọng điệu bài thơ lắng lại , nghẹn ngào . Được tận mắt chiêm ngưỡng Bác kính yêu nhà thơ như quên đi sự thật – Bác đã qua đời – mà ông tưởng như người đang ngon giấc trog giấc ngủ bình yên sau những bộn bề bận rộn của công việc . Ánh sang xanh nhạt của những ngọn đèn neon tỏa dịu dàng trong trẻo khiến nhà thơ ngỡ như Bác đang yên giấc dưới ánh sang của vầng trăng . Dùng hình ảnh này và kết hợp vs phép tu từ ẩn dụ , phép nói giảm đã làm cho những cảm xúc của câu thơ càng trân trọng thiêng liêng . Sự liên tưởng sang tạo nghệ thuật trong thơ thường xuất hiện bắt đầu từ tình yêu và cảm xúc . Đọc những câu thơ này ta có lien tưởng như mình đc vào lăng viếng Bác để được chiêm ngưỡng giấc ngủ thanh thản của Bác như một thánh nhân sau khi đã làm cho đời biết bao việc ý nghĩa .
Hai câu sau là cảm xúc mãnh liệt , dâng tràn trong trái tim của nhà thơ ngay khi đc tận mắt ngắm nhìn Bác
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Hai câu thơ dung cấu trúc khá độc đáo : “ vẫn biết “ – “ mà sao “ diễn tả một nghịch lý đau đớn - giữa khát vọng và thực tế , giữa ước mơ và hiện thực . Nhà thơ tự an ủi mình bằng những luận thuyết - trời xanh là mãi mãi – Bác vĩ đại thiên liêng nên người trường tồn , bất diệt như trời xanh . Nhưng đó là sự bất diệt của một vĩ nhân đã khuất - sự thật này kg thể kg nhìn thấy , kg thừa nhận : Bác đã vĩnh viễn ra đi . Vì thế nên ông mới nhận ra nỗi đau đớn đột ngột đang nhói lên trong trái tim của mình . Chữ “ nhói “ diễn ta sắc thái đau đớn tột đỉnh của tâm trạng diễn ra quặng thắt khó tả . Điều đó cho ta thấy t/yêu thương của nhà thơ dành cho Bác sâu nặng đến mức nào .
Chỉ qua một đoạn thơ ngắn ngủi , ta đã thấy đc tình cảm chân thành , mãnh liệt của tác giả đối với Bác kính yêu , thể hiện niềm yêu kính , biết ơn thương tiếc , đối vs con người đẹp nhất Việt Nam...Qua cảm xúc ấy hình ảnh Bác hiện lên thật đẹp , thật thiêng liêng . Người là biểu tượng của ánh sáng , của sự sống , của sự bất tử . Nhờ những cảm xúc , những hình ảnh ấy ta mới thấy được hình ảnh Hồ Chí Minh khắc sâu trong lòng những con người Nam Bộ , những con người Việt Nam như thế nào .
 
Top Bottom