đây nè
Học tập phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”
Truyền thống gia đình, quê hương đã hun đúc nên tinh thần hiếu học của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Trong những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước, Người chứng kiến và thấu hiểu được cảnh lầm than, thất học của nhân dân các dân tộc thuộc địa. Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Versailles bản yêu sách gồm tám điểm, trong đó điểm thứ sáu là: “Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh”. Chính quá trình tự nghiên cứu, học tập và khảo sát mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc: Đó là sự kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác coi việc diệt giặc *** quan trọng và cấp bách như diệt giặc đói, giặc ngoại xâm: “Giặc đói, giặc *** là bạn đồng hành của giặc ngoại xâm” vì "Một dân tộc *** là một dân tộc yếu". Bác động viên khích lệ đồng bào: "Đi học là yêu nước". Tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ do Hồ Chí Minh chủ trì đã nêu xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Ngày 8/9/1945, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ. Mỗi người biết chữ đều phải tham gia dạy cho người mù chữ: "Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo…”. Trong bài “Chống nạn thất học”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.
Năm 1946, trong “ham muốn tột bậc” của vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của chúng ta, bên cạnh ham muốn “nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc”, là ham muốn “ai cũng được học hành”. Cũng nhờ sự ham muốn đó mà Bác Hồ không ngừng học tập, rèn luyện trong mọi hoàn cảnh để có một kiến thức uyên bác, tài năng lỗi lạc, trở thành “Danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc”, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt muôn trùng sóng gió để tới bến bờ vinh quang.
Với sự nghiệp trồng người, Bác căn dặn "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Bác khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Theo Bác, trong cách học thì "lấy tự học làm cốt", phải coi trọng trách nhiệm tự học của mỗi người, tự học thêm để làm chủ được tri thức. Những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả". Mục đích của việc học là để làm cán bộ phục vụ cho Tổ quốc "phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, “Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Người cảnh báo trước cho cán bộ thấy là "không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau". Để thực hiện được mục đích giáo dục thì nội dung giáo dục phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn. Bác nhấn mạnh: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Bác nêu ra nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành", "kết hợp lý luận với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn kết hợp với thực tiễn nước nhà...".
Học tập suốt đời là khâu then chốt để cải cách giáo dục và là nội dung cốt lõi của xã hội học tập. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bắt gặp xu thế của thời đại khi mô hình xã hội học tập là một trong những đặc điểm và yêu cầu tất yếu của mỗi quốc gia trong nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu. UNESCO nhận định: chính việc học tập suốt đời sẽ thúc đẩy tạo ra sự bình đẳng cho mọi người, làm cho mọi người đều có cơ hội học tập trong mọi điều kiện khác nhau vì mục đích của việc học tập là “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khảng định mình”. Học vấn ở trong nhà trường trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn và không thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề của thực tiễn. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mang lại cho nhân loại một lượng tri thức và thông tin theo hàm số mũ, sự đổi mới công nghệ làm cho kiến thức và tay nghề trước đây mà người học tiếp thu được trong giáo dục ban đầu trở nên lỗi thời, tụt hậu đòi hỏi phải liên tục được đào tạo và tự đào tạo để có khả năng thich ứng với những thực tiễn mới đòi hỏi
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới, Đảng ta đề ra khái niệm giáo dục suốt đời, Văn kiện Đại hội IX của Đảng xác định mục tiêu xây dựng "Cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm“Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời”, Văn kiện Đại hội X nêu rõ thêm "Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục". Điều này phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước, giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân với điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế.
Từ các Nghị quyết của Đảng, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 50 – CT/TW ngày 24/8/1999 và Chỉ thị 11/CT/TW ngày 13/4/2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xác định: "Xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta" và Chỉ thị 02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ thể chế hoá về mặt nhà nước, nhằm đưa chủ trương lớn của Đảng vào cuộc sống.
Để xây dựng một xã hội học tập, chúng ta phải tiến hành đổi mới giáo dục cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy lẫn cách kiểm tra, đánh giá. Việc đề cao phương thức học tập suốt đời đi đôi với đề cao năng lực tự học của mỗi người mà chủ yếu là học cách học, đưa người học từ vị trí thụ động trở thành người chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Các hình thức giáo dục phải đa dạng và linh hoạt với những phương pháp khoa học, phương tiện hiện đại nhằm biến cả nước trở thành một trường học lớn, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi trình độ đều được học tập, cập nhật kiến thức, công nghệ để tự nâng cao năng lực trí tuệ và khả năng thực hành, đáp ứng tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, chúng ta phải học thường xuyên, học suốt đời, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.