bai làm hay về ca dao-tục ngữ

M

manh550

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI LÀM 1

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:

“Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng. [/COLOR]


BÀI LÀM 2[/COLOR]
Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều truyền thống quý báu và đáng tự hào. Trong số đó, đoàn kết cũng là một đức tính quý báu của nhân dân ta. Để nhắc nhở con cháu đời sau về truyền thống này, ông bà ta ngày xưa đã có câu :
“Một cây làm….núi cao”
Vậy, một cây làm chẳng nên non là j? Một cây ở đây chính là biểu tượng của số ít. Muốn có non cao mà chỉ có một cây thì làm được gì? Cũng như con người, nếu chỉ có một người, một bộ phận bé nhỏ của xã hội thì khó có thể làm được việc gì. Thế còn “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nghĩa là gì? Trái ngược với một cây, ba cây là biểu thị của số nhìu. Với ‘ba cây’ thì lại có thể tạo nên núi cao dễ dàng. Cũng như trong cuộc sống, một người không thể làm j thì với nhìu người cùng hợp sức lại sẽ có thể hoàn thành công việc dễ dàng hơn. Từ đó, ta hiểu được rằng , câu tục ngữ này như một lời dạy chúng ta phải biết đồng lòng, đoàn kết với nhau.
THế thì tại sao ta phải đoàn kết? Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp những khó khăn, thử thách… Nhưng đoàn kết sẽ giúp ta vượt qua khó khăn, tiếp tục tự tin vững bước. Trong cuộc sống, muốn thành công thì ta phải đoàn kết, chỉ có con đường đó mới dẫn đến thành công mà thôi. Đoàn kết còn là một đức tính mà mỗi con người đều cần phải có, vì đôi lúc ta rất cần nó để sinh tồn trong xã hội. Có thể chúng ta đều biết rằng, tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Người có tính đoàn kết sẽ được mọi người yêu mến, có nhiều bạn bè tốt, luôn được mọi người xung quanh giúp đỡ khi gặp khó khăn. THế nhưng, bên cạnh đó, cũng có không ít những cá nhân luôn muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện , không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại với pháp luật của nhà nước ,cộng đồng. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân ,không biết yêu thương,không biết giúp đỡ người khác… Họ cũng sẽ bị cô đơn, không có nhiều bạn bè và tệ hơn lầ sẽ bị xã hội chê cười, khó tìm được việc làm,… Quả thật là một bài học giáo dục rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay.[/COLOR]
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, cuộc kháng chiến chống quân minh của vua tôi nhà Lê,…cho đến tinh thần đoàn kết chống Pháp, chống Mĩ dưới sự lãnh đạo của Hồ chủ tịch vĩ đại. Cũng chính
nhờ tinh thần đoàn kết mà nhân dân ta luôn giành được độc lập, tự do một cách hào hùng và bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền của quốc gia, đánh tan lũ bán nước, cướp nước. Trong lao động sản xuất và công cuộc xây dựng, bảo vệ giang sơn., tinh thần đoàn kết đã được thể hiện qua từ việc trồng trọt cho đến việc đắp đê, thủy lợi,...
Trong học tập, đoàn kết lại càng rất cần thiết để giúp chúng ta có kết quả tốt. Chẳng hạn như muốn chiến thắng một cuộc thi, ta phải đoàn kết với đồng đội để giành giải thưởng, hoặc khi làm việc nhóm ,ta phải đoàn kết với các thành viên thì hiệu quả làm việc của nhóm mới tốt được. Bây giờ, cũng có biết bao nhiêu phong trào rèn luyện cho học sinh tính đoàn kết đó thôi : Đôi bạn cùng tiến, Giúp bạn vươn lên,…[/COLOR]
Cho đến nay, câu tục ngữ vẫn có giá trị rất đúng. Ngoài xã hội, những hoạt động quyên góp, cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung,… Nếu chỉ có một số lượng nhỏ mạnh thường quân đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ,trong khó khăn. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức ,chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Thông qua việc giữ gìn văn minh, ta thấy được rằng, nếu chỉ có một người không xả rác bừa bãi thì đường phố sẽ như thế nào? THế nhưng, nếu mọi người đều có ý thức, không xả rác thì đường phố của chúng ta sẽ rất sạch đẹp nhỉ?
“Một cây…núi cao”
Câu tục ngữ có giá trị tinh thần thật sâu sắc, giúp ta thấm nhuần chân lí cuộc sống. Nó khẳng định ý nghĩa của tinh thần đoàn kết, khẳng định lời dạy của ông bà ta ngày xưa. Đánh thức, phê phán những người không biết đoàn kết. Cổ vũ những người có tính đoàn kết và khen thưởng người biết phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Hãy thử nghĩ xem, nếu đoàn kết luôn có mặt ở khắp nơi thì cuộc sống sẽ tốt đẹp biết chừng nào. Nói thế nhưng ta phải biết lúc nào nên đoàn kết, không phải cứ đoàn kết là tốt. Vì nó sẽ dễ trở thành bao che,làm người sai không nhận ra lỗi của mình, một đức tính không hay chút nào cả.[/COLOR]
LÀ một học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ta phải biết rèn luyện nhân cách và tu dưỡng, phát huy đức tính đoàn kết cao quý này. Và phải biết đoàn kết từ việc học tập đến cả các hoạt động ngoài xã hội, …để có được thành công.




















[/COLOR]
Không dùng chữ màu đỏ nhé!
Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom