bài dao động tắt dần khó

N

ngaphan.linglei

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một con lắc lò xo gồm một vật có khối lượng 100g gắn vào lò xo có độ cứng 0,01N/cm daođộng tắt dần chậm từ thời điểm t = 0 với biên độ ban đầu là 10cm. Trong quá trình dao động, lực cản tácdụng vào vật có độ lớn không đổi 0.001 N. Tính tốc độ lớn nhất của vật sau thời điểm t = 21,6s.
 
G

giaosu_fanting_thientai

Một con lắc lò xo gồm một vật có khối lượng 100g gắn vào lò xo có độ cứng 0,01N/cm daođộng tắt dần chậm từ thời điểm t = 0 với biên độ ban đầu là 10cm. Trong quá trình dao động, lực cản tácdụng vào vật có độ lớn không đổi 0.001 N. Tính tốc độ lớn nhất của vật sau thời điểm t = 21,6s.

[TEX]\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}=\pi (rad/s)[/TEX]

[TEX] \Rightarrow T=2 (s)[/TEX]

\Rightarrow nửa chu kì là 1 (s)

Sau mỗi nửa chu kì biên độc giảm [TEX]= \frac{2F_c}{k}=2.10^{-3} (m) =0,2cm[/TEX]

[TEX]21,6 (s)=21.\frac{T}{2}+\frac{T}{4}+\frac{T}{20}[/TEX]

sau 21 nửa chu kì, vật ở vị trí biên, đi 1/4 T nữa thì vật ở vị trí cân bằng nên vận tốc lớn nhất sau 21,6 s là vận tốc khi mà vật ở vị trí cân bằng của nửa chu kì tiếp theo (nửa chu kì thứ 22)
Lúc đó, biên độ giảm [TEX]22.0,2=4,4 (cm)[/TEX]
\Rightarrow vật cách O (vị trí cân bằng lúc đầu) : [TEX]A'=10-4,4=5,6(cm)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow V_{max}=A'. \omega = 5,6\pi (cm/s)[/TEX]

chẳng biết đúng không :-SS

 
T

trongthaivn

[TEX]\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}=\pi (rad/s)[/TEX]

[TEX] \Rightarrow T=2 (s)[/TEX]

\Rightarrow nửa chu kì là 1 (s)

Sau mỗi nửa chu kì biên độc giảm [TEX]= \frac{2F_c}{k}=2.10^{-3} (m) =0,2cm[/TEX]

[TEX]21,6 (s)=21.\frac{T}{2}+\frac{T}{4}+\frac{T}{20}[/TEX]

sau 21 nửa chu kì, vật ở vị trí biên, đi 1/4 T nữa thì vật ở vị trí cân bằng nên vận tốc lớn nhất sau 21,6 s là vận tốc khi mà vật ở vị trí cân bằng của nửa chu kì tiếp theo (nửa chu kì thứ 22)
Lúc đó, biên độ giảm [TEX]22.0,2=4,4 (cm)[/TEX]
\Rightarrow vật cách O (vị trí cân bằng lúc đầu) : [TEX]A'=10-4,4=5,6(cm)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow V_{max}=A'. \omega = 5,6\pi (cm/s)[/TEX]

chẳng biết đúng không :-SS

Đoạn cuối bạn sai: Vật cách O (vị trí cân bằng lúc đầu) : [TEX]A'=10-4,4=5,6(cm)[/TEX]
Vật đạt vận tốc cực đại tại vì trí mà
[TEX]F_{dh}[/TEX] = [TEX]F_{ms}[/TEX]
\Rightarrow k[TEX]x_o[/TEX] = [TEX]\mu[/TEX]mg \Rightarrow [TEX]x_o[/TEX] = [TEX]10^{-3}[/TEX]m = 0,1 cm
\Rightarrow A" = 5,6 - 0,1 = 5,5 cm \Rightarrow[TEX]v_{max}[/TEX] = 5,5[TEX]\pi[/TEX]
 
G

giaosu_fanting_thientai

Đoạn cuối bạn sai: Vật cách O (vị trí cân bằng lúc đầu) : [TEX]A'=10-4,4=5,6(cm)[/TEX]
Vật đạt vận tốc cực đại tại vì trí mà
[TEX]F_{dh}[/TEX] = [TEX]F_{ms}[/TEX]
\Rightarrow k[TEX]x_o[/TEX] = [TEX]\mu[/TEX]mg \Rightarrow [TEX]x_o[/TEX] = [TEX]10^{-3}[/TEX]m = 0,1 cm
\Rightarrow A" = 5,6 - 0,1 = 5,5 cm \Rightarrow[TEX]v_{max}[/TEX] = 5,5[TEX]\pi[/TEX]

Bài của t thì t không biết đúng hay sai nhưng mà bài của c hình như là sai ý ;))

c phải lấy cái biên độ của chu kì trước trừ đi đoạn [TEX]x_0[/TEX] ấy chứ :-??

Nếu cái [TEX]v_{max}[/TEX] của c mà lớn hơn [TEX]v_{max}[/TEX] của t thì t mới tạm thời công nhận ;;)

t không biết bài t có đúng k là vì t k biết [TEX]v_{max}[/TEX] nó có nằm giữa đoạn [TEX][5,6 \pi ; 5,7 \pi] [/TEX]không? nghĩa là trong khoảng 0,1 giây từ 21,5s đến 21,6s, không biết quãng đường nó đi đc có nhỏ hơn [TEX]x_0[/TEX] của c không, nếu nhỏ hơn thì t đúng, nếu lớn hơn thì t sai :D

t nghĩ vậy 8-}
 
K

kiburkid



[TEX]21,6 (s)=21.\frac{T}{2}+\frac{T}{4}+\frac{T}{20}[/TEX]


Đây là hành trình đã đi qua 21 nửa chu kì, đang ở nửa chu kì thứ 22
Nhưng nó lại qua vị trí cân bằng của nửa chu kì thứ 22 rồi
Nên lần v max tiếp theo sẽ ở vị trí cân băng của nửa chu kì thứ 23
Em edit thế thôi
Còn kết quả vẫn đúng
Vì biên độ phải lấy theo nửa cho kì trước
Sau nửa chu kì nó mới giảm, tức là trong nửa chu kì đó biên độ của nó là tính theo độ giảm chu kì của nửa chu kì trước
Nhầm 2 phát thành đúng ;))
 
T

trongthaivn

Đây là hành trình đã đi qua 21 nửa chu kì, đang ở nửa chu kì thứ 22
Nhưng nó lại qua vị trí cân bằng của nửa chu kì thứ 22 rồi
Nên lần v max tiếp theo sẽ ở vị trí cân băng của nửa chu kì thứ 23
Em edit thế thôi
Còn kết quả vẫn đúng
Vì biên độ phải lấy theo nửa cho kì trước
Sau nửa chu kì nó mới giảm, tức là trong nửa chu kì đó biên độ của nó là tính theo độ giảm chu kì của nửa chu kì trước
Nhầm 2 phát thành đúng ;))
tại thời điểm 21s, vật đang ở vị trí cách O khoảng 5.8cm. Tại thời điểm t= 21,5s vật ở vị trí cân bằng của nửa chu kì thứ 22. Nửa chu kỳ thứ 22 có biên độ là 5,7 cm. Nên khi tính [TEX]v_{max}[/TEX] sau 21,6s thì phải là [TEX]v_{max}[/TEX] của nửa chu kì thứ 23. Bắt đầu từ thời điểm 22s trở đi là nửa chu kỳ thứ 23.
Tại thời điểm 22s, vật cách O khoảng 5,6cm nên biên độ của nửa chu kỳ thứ 23 là 5,5cm, do đó [TEX]v_{max}[/TEX] phải là 5,5[TEX]\pi[/TEX] cm/s chứ !!!
 
N

namtuocvva18

Một con lắc lò xo gồm một vật có khối lượng 100g gắn vào lò xo có độ cứng 0,01N/cm daođộng tắt dần chậm từ thời điểm t = 0 với biên độ ban đầu là 10cm. Trong quá trình dao động, lực cản tácdụng vào vật có độ lớn không đổi 0.001 N. Tính tốc độ lớn nhất của vật sau thời điểm t = 21,6s.


Cac ban co the tham khao bai viet cua thay NGUYEN VAN DAT ve van de này de co the hieu cho ro:
http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/func,fileinfo/id,10596/
 
N

ngaphan.linglei


Cái này em linglei cho tớ xem rồi nhưng vẫn chưa rõ :D:D
C trình bày cụ thể đi :\">
theo em hiểu thì, Vmax = a.w. Trong dao động tắt dần có ma sát thì vị trí cân bằng không phải là VT lò xo không biến dạng mà là vị trí ở đó Fđh=Fms. anh tính đc A=5.6 thì 5.6 đó là so với Vị trí lò xo k biến dạng, còn so với vị trí cân bằng thì phải trừ đi khoảng cách từ VTCB mới tới VTCB cũ :D:D
 
Top Bottom