Văn 11 Bài ca ngất ngưỡng

taek123

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng ba 2019
419
86
51
18
Thanh Hóa
thcs 123

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Phân tích vẻ đẹp nhà nho chân chính trong " Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ.
Em rút ra bài học gì từ bài thơ trong cuộc sống hiện tại.
_Giúp em lập dàn ý với ạ_
Chị hỗ trợ em bài này nhé.

I. Mở bài:
- Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Công Trứ và tác phẩm Bài ca ngất ngưởng
- Dẫn dắt về đề tài vẻ đẹp của một nhà nho chân chính

II. Thân bài:
1. Giải thích về phẩm hạnh của một nhà nho chân chính:
- Phẩm hạnh: là nhân cách, là đức độ, là nhân phẩm của một người, là thước đo mà xã hội đặt ra để nhìn nhận một người
- Nhà nho chân chính: là nhà nho sở hữu cho chính mình những quy tắc theo đúng chuẩn mực xã hội trong thời đại, là thực hiện những hành vi phù hợp với nhân tình thế thái, là thực hiện những hoạt động thể hiện rõ bản lĩnh, năng lực và đức độ của mình
=> Trên có thể thủ vững được quy tắc chuẩn mực đạo đức xã hội, dưới có phong cách ứng xử, đối nhân xử thế phù hợp thì đã có nền tảng vững chắc để trở thành nhà nho chân chính.

2. Nhà nho chân chính là người dùng tài năng, bản lĩnh để cống hiến cho xã tắc:
- Khẳng định bản lĩnh của bản thân khi tiếp xúc, khi bắt tay vào làm bất kỳ vấn đề gì dẫu cho cái giá phải trả để thực hiện công việc không mấy dễ chịu tựa như đoạn "Ông Hi Văn ... vào lồng" vậy
- Liệt kê những hành động, công việc mà mỗi một nhà nho chân chính nên làm
+ Khẳng định tài năng bằng việc thi đậu bảng Đình và trở thành thủ khoa
+ Khẳng định bản lĩnh bằng cách bàn binh bố trận đánh lui quân thù
+ Khẳng định một nhà nho chân chính không giới hạn ở quan văn mà còn có thể xuất hiện ở quan võ như là Đại tướng như là Phủ doãn Thừa Thiên
=> Bằng năng lực phi thường và bằng lý tưởng táo bạo, trí tuệ hơn người mà Nguyễn Công Trứ đã đưa ra một quan niệm chuẩn xác về một nhà nho chân chính khi họ hết lòng vì xã tắc.

3. Nhà nho chân chính là người có phong cách sống phóng khoáng với những hành vi, cử chỉ theo ý chí và tâm nguyện của cá nhân:
- Nhà nho không màng ánh nhìn của người đời, không bận tâm đến ánh mắt của họ mà hạn chế hành động của bản thân
- Nhà nho là những người sống không thẹn với lương tâm, nên sống một đời tận hưởng thú vui nhân gian:
- Nhà nho chân chính nên là những người thoát mình khỏi cái lồng của tư tưởng, quy tắc, giáo điều cũ kĩ, bảo thủ, lạc hậu mà nên sống chân chính với tài năng và tín ngưỡng của chính mình.

4. Rút ra bài học cho bản thân:
- Sống trên đời cần phải nỗ lực để trở thành một con người ưu tú và cống hiến cho nước nhà
- Có một tinh thần lạc quan, yêu đời và ung dung tự tại làm những gì mình thích nhất
- Trở thành một người không màng hơn thua, không bận tâm đến ánh nhìn của người đời khi thực hiện quyết định của mình
- Vâng theo bản tâm, không thẹn với thiên hạ và trở thành một "nhà nho chân chính"

III. Kết bài:
- Khẳng định lại quan niệm đúng đắn của nhà thơ Nguyễn Công Trứ đối với cuộc sống hiện nay
- Cảm nghĩ của bản thân về cuộc đời và những gì ông đã cống hiến cho đất nước cũng như quan niệm về "nhà nho chân chính"

P/s: Nếu em có gì thắc mắc thì cứ hỏi lại chị nhé.

Xem thêm: Các topic đặc sắc nhất của box Văn
 
Last edited:
  • Like
Reactions: taek123
Top Bottom