• MB: ( Giới thiệu dẫn vào đề ) Luận pháp học của Nguyễn Thiếp và mối tương quan học với hành ngày nay: điểm mới, tích cực? Điểm cần bổ sung
Nguyễn Thiếp là một nhà văn hóa, chính trị nổi tiếng dưới thời phong kiến. Ông từng đỗ đạt làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. Vua Quang Trung đã mấy lần viết thư mời ông cộng tác với thái độ rất chân tình nên cuối cùng, Nguyễn Thiếp đã ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước. Ông đã trình lên Vua Quang Trung bản tấu về : Quân đức, Dân tâm và Học pháp. Đặc biệt trong Luận pháp học, ông đã đề cao việc “học đi đôi với hành” và ‘theo điều học mà làm”. Ta hãy cùng tìm hiểu xem những điểm mới, tích cực và những điểm cần bổ sung trong bài tấu nầy so với hiện nay.
• TB: (Tóm tắt các phương pháp học tập của Nguyễn Thiếp, nêu nhận xét)
1. Học để làm người:
- Học để biết rõ đạo – tức là “lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người”
- [ Tư liệu: -> Học ăn, học nói, học gói, học mở ( tục ngữ).
-> Kim vàng ai nỡ uốn câu, / Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời (ca dao) ]
2. Phê phán những lệch lạc; bàn luận những đổi mới:
- Học chuộng hình thức ( không hiểu nội dung)
- Học cầu danh lợi ( làm quan, thăng chức, học để có chức có quyền ngày nay)
- Việc học cần phải được phổ biến rộng khắp ( xã hội hóa giáo dục ); mọi nơi, mọi người ( dân chủ, công bằng – không phải chỉ có con quan, con nhà giàu mới được đi học)
- Học từ thấp đến cao, biết tóm lược những điều cơ bản ( học, hiểu để có thể tóm tắt hay đào sâu vấn đề)
- Học phải kết hợp với thực hành ( biết sử dụng vốn kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống)
Học là tiếp thu mọi thông tin về thế giới xung quanh trên mọi mặt. học giúp con người mở mang, biết suy nghĩ, cập nhật thông tin, tình hình. Học là khám phá những vần đề mới mẻ: học từ sách vở, báo chí, thầy cô, bạn bè, học qua ti vi, đài, mạng vi tính …
Học chỉ dừng lại ở việc thu nhận rồi để đấy, còn hành nghĩa là thực hành, là sử dụng vốn tri thức của mình vào cuộc sống. Nếu chỉ biết tiếp thu một cách bị động, không biết áp dụng, thì kiến thức thu lượm được chỉ là một mớ lí thuyết suông, thiếu đi sự kiểm chứng lý thuyết vào cuộc sống.
Chỉ khi “hành”, người học mới hiểu tường tận gốc rễ của công việc, đồng thời thấy chỗ chưa hợp lí của lí thuyết để điều chỉnh.
Nếu chỉ hành mà không có lý thuyết, không có lý luận, kinh nghiệm thì cầm bằng phá hỏng luôn công việc cho rồi. Làm thế nào khi chưa biết rõ đường đi, không biết mình đang làm gì!
Học và hành luôn gắn chặt vào nhau, hỗ trợ cho nhau. “Theo điều học mà làm” chính là xoay quanh việc học và áp dụng.
Không học vẹt, lý thuyết suông mà phải kết hợp với thực hành. Cuộc sống càng sôi động, nhộn nhịp, ta càng phải học để theo cho kịp sự phát triển của xã hội. do đó, “học đi đôi với hành” của Nguyễn Thiếp càng có ý nghĩa. Nó nhắc nhở ta cách học, phương pháp học để trở thành người công dân có ích cho xã hội.
3. Suy nghĩ của em về mối quan hệ học và hành:
- Thứ nhất , tác giả Nguyễn Thiếp đã giúp ta nhận thức được những thực tế đáng buồn ở xã hội đương thời. Theo đó, mục đích của người đi học đã sai mà cách đáng giá của xã hội lúc bấy giờ về người đỗ đạt cũng sai ở cả đạo đức lẫn tài năng. Vì mục đíc sai nên cách học cũng sai: người đi học không nắm tri thức, đạo lí của thánh hiền mà chỉ biết sao chép sao cho đúng từng chữ, thi sao cho đỗ mà thôi. Thử hỏi, những người đỗ đạt bằng cách học ấy, rồi trở thành trụ cột trong bộ máy điều hành nhà nước thì nguy cơ tới đâu?
- Thứ hai , tác giả khuyên nên mở thêm nhiều trường lớp ở khắp mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học. Đó chính là cách nâng cao dân trí, lựa chọn được nhân tài cho đất nước.
- Thứ ba , học rộng, học nhiều nhưng phải biết chủ động: học cái gì nắm chắc cái ấy. Phải biết tinh lọc, chọn lấy cái chính và biến nó thành nhận thức, trí tuệ của riêng mình. Ở đây, tóm tắt không có nghĩa là rút ngắn mà chính là sự lựa chọn, ấy là thực học: học để làm. Đây mới là cái đích cuối cùng của sự học.
• KB: ( Nhận xét về Luận pháp học của Nguyễn thiếp và những điều cần bổ sung: học đi đôi với hành hiện nay.)
Nguyễn Thiếp có tầm nhìn xa rộng, có chiều sâu về một chiến lược lâu dài. Rất tiếc, triều đại của Vua Quang Trung chẳng được bao lâu. Nhưng dù sao, quan điểm của Nguyễn Thiếp vẫn là những viên gạch vững chắc đầu tiên trong nền tảng lí luận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam .
Nguồn sưu tầm!