- 28 Tháng một 2016
- 3,897
- 1
- 8,081
- 939
- Yên Bái
- THPT Lê Quý Đôn <3
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
VẬT LÍ 11- CHƯƠNG II - Bài 8: ĐIỆN NĂNG - CÔNG SUẤT ĐIỆN
Phần 1: LÝ THUYẾT SGK VÀ CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN
I. Điện năng tiêu thụ và công suất điệnPhần 1: LÝ THUYẾT SGK VÀ CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN
1, Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch
+ Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
+ Công thức tính: [imath]A=Uq=UIt[/imath]
C1: Hãy cho biết đơn vị tương ứng của đại lượng có mặt trong công thức [imath]A = UIt[/imath]
Trả lời:
+ [imath]A[/imath] là công của dòng điện, đơn vị là [imath]J[/imath].
+ [imath]U[/imath] là hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch, đơn vị là [imath]V[/imath]
+ [imath]I[/imath] là cường độ dòng điện trong mạch đơn vị là [imath]A[/imath]
+ [imath]t[/imath] là thời gian điện tích dịch chuyển, đơn vị là [imath]s[/imath]
C2: Hãy nêu các tác dụng mà dòng điện có thể gây ra.
Trả lời: Các tác dụng của dòng điện bao gồm:
+ Tác dụng nhiệt (bàn ủi, bếp điện…);
+ Tác dụng hóa học (điện phân);
+ Tác dụng sinh lí (điện giật, chữa bệnh, châm cứu..);
+ Tác dụng từ (làm lệch kim nam châm) là tác dụng cơ bản của dòng điện.
+ Tác dụng quang (làm đèn điện phát sáng)
C3: Dụng cụ gì dùng để đo điện năng tiêu thụ? Mỗi số đo của dụng cụ đó có giá trị bao nhiêu jun ([imath]J[/imath])?
Trả lời: Dùng công tơ điện để đo điện năng tiêu thụ điện.
Mỗi số đo của công tơ điện là: [imath]1kWh = 1000 W. 3600 s = 3,6.10^6 J[/imath]
2, Công suất điện
+ Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
+ Công thức tính: [imath]P=\dfrac{A}{t}=UI[/imath]
C4: Hãy cho biết đơn vị tương ứng của các đại lượng tương ứng có mặt trong công thức : [imath]P = UI[/imath]
Trả lời:
+ [imath]P[/imath] là công suất của dòng điện, đơn vị là [imath]W[/imath].
+ [imath]U[/imath] là hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch, đơn vị là [imath]V[/imath]
+ [imath]I[/imath] là cường độ dòng điện trong mạch đơn vị là [imath]A[/imath]
II, Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.
1, Định luật Jun-len-xo
+ Nhiệt lượng toả ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật đãn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó
+ Công thức tính: [imath]Q=I^2Rt[/imath]
2, Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua
+ Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian.
+ Công thức tính: [imath]P=\dfrac{Q}{t}=RI^2[/imath]
C5: Hãy chứng tỏ rằng, công suất tỏa nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua được tính bằng công thức: [imath]P=\dfrac{Q}{t}=I^2R=\dfrac{U^2}{R}[/imath] và hãy cho biết đơn vị đo tương ứng với các đại lượng có mặt trong công thức trên.
Trả lời:
+ Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thì điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ đã chuyển hóa thành nhiệt năng (nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn), nên ta có: [imath]P=\dfrac{Q}{t}=\dfrac{I^2Rt}{t}=I^2R=(\dfrac{U}{R})^2.R=\dfrac{U^2}{R}[/imath]
+ Đơn vị đo tương ứng của các đại lượng là: [imath]P (W); Q (J) ; t (s) ; R (\Omega ) ; U (V) ; I (A)[/imath]
III, Công và công suất nguồn điện
1, Công của nguồn điện
+ Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch.
+ Công thức tính: [imath]A_{ng}=qE=EIt[/imath]
2, Công suất nguồn điện
+ Công suất của nguồn điện bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch.
+ Công thức tính: [imath]P_{ng}=\dfrac{A_{ng}}{t}=Et[/imath]
Xem thêm:
Bài 1: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
Bài 2: THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
BÀI 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI - NGUỒN ĐIỆN
[Chuyên đề] Dòng điện không đổi
[Chuyên đề] Điện tích điện trường