- 28 Tháng một 2016
- 3,897
- 1
- 8,081
- 939
- Yên Bái
- THPT Lê Quý Đôn <3
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
VẬT LÍ 11 - CHƯƠNG II - Bài 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI - NGUỒN ĐIỆN
Phần 1: LÝ THUYẾT SGK VÀ CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN
I. Dòng điệnPhần 1: LÝ THUYẾT SGK VÀ CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN
Nhớ lại kiến thức đã học ở THCS và trả lời các câu hỏi:
+ Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tích.
+ Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron tự do.
+ Qui ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các diện tích dương (ngược với chiều chuyển động của các điện tích âm).
+ Các tác dụng của dòng điện : Tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng hoác học, tác dụng cơ học, sinh lí, …
+ Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Đơn vị cường độ dòng điện là ampe (A).
II. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi
1, Cường độ dòng điện
+ Khái niệm: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng [imath]\Delta q[/imath] dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian [imath]\Delta t[/imath] và khoảng thời gian đó.
+ Công thức tính: [imath]I=\dfrac{\Delta q}{\Delta t}[/imath]
C1: Nêu một ví dụ về một mạch điện trong đó có cùng dòng điện không đổi chạy qua
Trả lời: Mạch điện nối liền hai cực của các loại pin (pin tròn, pin vuông, pin cúc áo); acquy.
C2: Do cường độ dòng diện bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ như thế nào?
Trả lời: Đo cường độ dòng điện bằng cách sử dụng Ampe kế mắc nối tiếp với đoạn mạch cần đo.
2, Dòng điện không đổi
+ Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.
+ Cường độ dòng điện của dòng điện không đổi: [imath]I=\dfrac{q}{ t}[/imath]
3, Đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng
+ Đơn vị của cường độ dòng điện trong hệ SI là ampe (A). Ta có: [imath]1A=\dfrac{1C}{ 1s}[/imath]
+ Đơn vị của điện lượng là culông (C). Ta có: [imath]1C=1A.1s[/imath]
C3: Trong thời gian [imath]2 s[/imath] có một điện lượng [imath]1,5 C[/imath] dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn. Tính cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn.
Trả lời: Cường độ dòng điện qua đèn: [imath]I=\dfrac{\Delta q}{\Delta t}=\dfrac{1,5}{ 2}=0,75A[/imath]
C4: Dòng điện chạy qua một dây dẫn bằng kim loại có cường độ là [imath]1 A[/imath]. Tính số electron dịch chuyển qua tiết điện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian [imath]1 s[/imath].
Trả lời: Ta có: [imath]I=\dfrac{\Delta q}{\Delta t}=\dfrac{ n.e}{\Delta t}\Rightarrow n=\dfrac{I.\Delta t}{e}=\dfrac{1,1}{1,6.10^{-19}}=6,625.10^{-18}(e)[/imath]
III, Nguồn điện
1, Điều kiện có dòng điện
+ Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.
C5: Các vật cho dòng điện chạy qua gọi là các vật gì? Các hạt mang điện trong các vật loại này có đặc điểm gì?
Trả lời:
+ Các vật cho dòng điện chạy qua gọi là các vật dẫn điện (vật dẫn).
+ Các hạt mang điện trong các vật dẫn là những hạt mang điện tự do có thể dịch chuyển trong vật.
C6: Giữa hai đầu một đoan mạch hoặc giữa hai đầu bóng đèn phải có điều kiện gì để có dòng điện chạy qua chúng?
Trả lời: Điều kiện để có dòng điện chạy qua đoạn mạch phải có hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch hay hai đầu bóng đèn.
2, Nguồn điện
+ Nguồn điện duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
+ Lực lạ bên trong nguồn điện: Là những lực mà bản chất không phải là lực điện. Tác dụng của lực lạ là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron) do đó duy trì được hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
C7: Hãy kể tên một số nguồn điện thường dùng.
Trả lời: Một số nguồn điện thường dùng là pin, ắc quy, máy phát điện….
C8: Bộ phận nào của mạch điện hình [imath]7.2[/imath] tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện này khi đóng công tắc K?
Trả lời: Bộ phận tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện này khi đóng công tắc K là nguồn điện.
C9: Nếu mắc mạch điện theo sơ đồ hình [imath]7.3[/imath] thì số chỉ vôn kế và số vôn ghi trên nguồn điện có mối quan hệ gì? Điều đó cho biết có gì tồn tại giữa hai cực của nguồn điện?
Trả lời: Số chỉ vôn kế khi này sẽ giống số vôn ghi trên nguồn điện. Điều đó có nghĩa là giữa hai đầu của nguồn điện tồn tại một hiều điện thế, nếu mắc vào đó một bóng đèn thì đèn sẽ sáng.
IV, Suất điện động của nguồn điện
1, Công của nguồn điện
+ Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện.
2, Suất điện động của nguồn điện
+ Khái niệm: Suất điện động [imath]E[/imath] của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công [imath]A[/imath] của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương [imath]q[/imath] ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích đó.
+ Công thức tính: [imath]E=\dfrac{A}{ q}[/imath]
+ Đơn vị: Đơn vị của suất điện động trong hệ [imath]SI[/imath] là vôn [imath](V)[/imath]. Ta có: [imath]1V=\dfrac{1J}{ 1C}[/imath]
+ Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó.
+ Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch ngoài hở.
+ Mỗi nguồn điện có một điện trở gọi là điện trở trong của nguồn điện
V, Pin và acquy
1, Pin điện hóa
Cấu tạo chung của các pin điện hoá là gồm hai cực có bản chất khác nhau được ngâm vào trong chất điện phân.
Pin Vôn-ta | Pin Lơclăngsê |
+ Pin Vôn-ta là nguồn điện hoá học gồm một cực bằng kẻm ([imath]Zn[/imath]) và một cực bằng đồng (Cu) được ngâm trong dung dịch axit sunfuric ([imath]H_2SO_4[/imath]) loảng. + Do tác dụng hoá học thanh kẻm thừa electron nên tích điện âm còn thanh đồng thiếu electron nên tích điện dương. + Suất điện động khoảng [imath]1,1V[/imath]. | + Cực dương : Là một thanh than bao bọc xung quanh bằng một hỗn hợp mangan điôxit [imath]MnO_2[/imath] và graphit. + Cực âm : Bằng kẽm. + Dung dịch điện phân : [imath]NH_4Cl[/imath]. + Suất điện động : Khoảng [imath]1,5V[/imath]. + Pin Lơclăngsê khô : Dung dịch [imath]NH_4Cl[/imath] được trộn trong một thứ hồ đặc rồi đóng trong một vỏ pin bằng kẽm, vỏ pin này là cực âm. |
2. Acquy
Acquy chì | Acquy kiềm |
+ Bản cực dương bằng chì điôxit ([imath]PbO_2[/imath]) cực âm bằng chì ([imath]Pb[/imath]). Chất điện phân là dnng dịch axit sunfuric ([imath]H_2SO_4[/imath]) loảng. + Suất điện động khoảng [imath]2V[/imath]. + Acquy là nguồn điện có thể nạp lại để sử dụng nhiều lần dựa trên phản ứng hoá học thuận nghịch: nó tích trử năng lượng dưới dạng hoá năng khi nạp và giải phóng năng lượng ấy dưới dạng điện năng khi phát điện. + Khi suất điện động của acquy giảm xuống tới [imath]1,85V[/imath] thì phải nạp điện lại. | + Acquy cađimi-kền, cực dương được làm bằng [imath]Ni(OH)_2[/imath], còn cực âm làm bằng [imath]Cd(OH)_2[/imath] ; các cực đó dược nhúng trong dung dịch kiềm [imath]KOH[/imath] hoặc [imath]NaOH[/imath]. + Suất điện động khoảng [imath]1,25V[/imath]. + Acquy kiềm có hiệu suất nhỏ hơn acquy axit nhưng lại rất tiện lợi vì nhẹ hơn và bền hơn. |
Xem thêm:
Bài 1: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
Bài 2: THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
Bài 8: ĐIỆN NĂNG - CÔNG SUẤT ĐIỆN
[Chuyên đề] Dòng điện không đổi
[Chuyên đề] Điện tích điện trường