Sinh 8 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người (Kiến thức SGK)

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

I. Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người:
- PXCĐK có thể hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm, các phản xạ có điều kiện với ánh sáng, màu sắc, âm thanh dần dần được thành lập. Trẻ càng lớn, số lượng PXCĐK xuất hiện càng nhiều
- Bên cạnh việc thành lập, các phản xạ mới cũng xảy ra quá trình ức chế phản xạ, nếu phản xạ đó không còn cần thiết đối với đời sống.
- Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt chính là kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện
Câu hỏi trang 170: Hãy tìm ví dụ trong thực tiễn đời sống về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa.
Trả lời:
Một nhóm bạn chơi rất thân và có thói quen dàn hàng ngang khi đi học về để nói chuyển cho thuận tiện. Sau khi nghe cô giáo phổ biến về luật an toàn giao thông, nhận thấy việc dàn hàng ngang khá là nguy hiểm nên các bạn từ bỏ thói quen đó và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.

II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết:
1. Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao:
- Người không chỉ tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn mà khi ta nghe nói đến 1 loại thức ăn ngon hoặc thức ăn có vị chua (khế, chanh…) ta cũng tiết nước bọt.
- Người biết chữ khi đọc những hàng chữ hoặc đoạn văn in trong sách báo có thể bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, phẫn nộ…)
- Như vậy, tiếng nói và chữ viết có thể giúp mô tả các sự vật, trình bày các hiện tượng mà không cần có sự vật cũng làm cho người nghe, người đọc tưởng tượng ra được

2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau:
- Nhờ có tiếng nói và chữ viết mà con người trên khắp thế giới có sự giao lưu với nhau
- Cũng nhờ có tiếng nói và chữ viết, con người có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm cuộc sống, trong lao động sản xuất và kinh nghiệm đời này truyền sang đời khác.

III. Tư duy trừu tượng:
- Nhờ có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết), con người đã trừu tượng hóa các sự vật, các hiện tượng cụ thể.
- Khả năng khái quát và trừu tượng hóa khi xây dựng khái niệm là cơ sở cho tư duy trừu tượng và tư duy bằng khái niệm, chỉ có riêng ở người
 
  • Love
Reactions: Quana26
Top Bottom