Nếu đúng thì nhấn Đúng hộ mình nhé
1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn:
Nxét: Có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn, hình tròn, hình ngoằn nghoèo, hình bầu dục...
\Rightarrow Hình dạng: hình xoắn, hình cầu, hình que, hình dấu phẩy...
Nxét: Kích thước rất nhỏ bé, mỗi tế bào chỉ từ một đến vài phần nghìn milimét (phải quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại lớn mới thấy)
\Rightarrow Kích thước: từ một đến vài phần nghìn milimét.
Nxét: Là những cơ thể đơn bào, sắp xếp riêng lẻ hay thành từng đám hoặc từng chuỗi. Mỗi tế bào gồm vách tế bào bao bọc bên ngoài, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân tế bào hoàn chỉnh và chưa có chất diệp lục. Một số vi khuẩn còn có roi để di chuyển.
\Rightarrow Cấu tạo: là những sinh vật nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản, gồm
vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh và chưa có
chất diệp lục.
2. Cách dinh dưỡng
Nxét: Hầu hết vi khuẩn không màu và không có chất diệp lục nên
sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật gọi là
cách dinh dưỡng dị dưỡng (hoại sinh và kí sinh).
\Rightarrow Hầu hết vi khuẩn không màu và không có chất diệp lục nên
sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân
huỷ (gọi là dị dưỡng hoại sinh) hoặc sống nhờ trên cơ thể sống
khác (gọi là dị dưỡng kí sinh). Một số ít vi khuẩn sống tự dưỡng .
\Rightarrow Vi khuẩn tự dưỡng có hai nhóm:
- Nhóm vi khuẩn quang hợp: chế tạo thức ăn từ chất vô cơ nhờ năng
lượng ánh sáng mặt trời: đó là các vi khuẩn có chứa màu xanh hoặc
màu tía đặc trưng của vi khuẩn và không phải là chất diệp lục như ở
các tế bào thực vật .
- Nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp: sử dụng năng lượng sinh ra từ các
phản ứng ôxi hoá các chất vô cơ: NH3, H2S, Fe,....để chế tạo chất
hữu cơ.
3. Phân bố và số lượng.
\Rightarrow Sống ở khắp mọi nơi như: trong đất, nước, không khí,....và số
sượng rất lớn: trong 1g đất tốt có tới 6-8 tỉ vi khuẩn, sa mạc 1g có
vài vạn vi khuẩn,lớp đất sâu 5m vẫn có vi khuẩn sinh sống.......
- Ngoài ra vi khuẩn còn sống trên các cơ thể của động vật thực
\Rightarrow Khi các vi khuẩn gặp khó khăn về thức ăn và nhiệt độ thì các
vi khuẩn kết bào xác. Gặp điều kiện thuận lợi trở lại thì các vi
khuẩn tiếp tục phát triển như chỉ sau 12h thì từ một vi khuẩn ban
đầu có thể sinh ra tới 10triệu vi khuẩn mới.
4. Vai trò của vi khuẩn.
a) Vi khuẩn có ích.
\Rightarrow Phân huỷ xác động, thực vật thành mùn rồi thành
muối khoáng để cây sử dụng.
- Hình thành than đá hoặc dầu lửa do vi khuẩn phân
huỷ các chất hữu cơ không hoàn toàn tạo thành
hợp chất đơn giản chứa cacbon.
- Vi khuẩn nốt sần ở cây họ đậu sẽ cố định nguồn
đạm cho đất.
- Một số vi khuẩn lên men chua thực phẩm khi muối dưa, muối cà, làm
dấm, sữa chua,........
- Ngoài ra vi khuẩn có vai trò quan trọng trong công nghệ sinh học:
tổng hợp prôtêin, vitamin B12, làm sạch nguồn nước thải,.........
b) Vi khuẩn có hại.
-Ngoài ra vi khuẩn còn gây bệnh cho cả thực vật và động vật (ở động
vật: bệnh tả ở gà,bệnh than ở cừu làm móng cừu đen và cừu bị chết).
\Rightarrow khi thực phẩm hỏng thì không nên sử dụng , không vứt rác thải hoặc xác
động vật ra đường, không đúng nơi quy định để tránh ô nhiễm môi trường
do bị thối rữa; phòng chống các bệnh do vi khuẩn gây ra cần dùng thuốc
sát khuẩn tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thực hiện vệ sinh cá nhân và môi
trường để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, dùng văcxin phòng bệnh
để tăng sức chống đỡ của cơ thể.