- 28 Tháng một 2016
- 3,897
- 1
- 8,081
- 939
- Yên Bái
- THPT Lê Quý Đôn <3
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài 3: CON LẮC ĐƠN
Phần 1: LÝ THUYẾT SGK VÀ CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN
Phần 1: LÝ THUYẾT SGK VÀ CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN
I. Con lắc đơn
2. Phương trình dao động của con lắc đơn
Phương trình dao động li độ cong: [imath]S=S_0cos(\omega t+\varphi )[/imath]
Sử dụng hệ thức:[imath]S=l.\alpha[/imath] [liên hệ giữa độ dài cung và bán kính cung], chia 2 vế phương trình trên cho [imath]l[/imath], ta có phương trình dao động li độ góc: [imath]\alpha =\alpha _0cos(\omega t+\varphi )[/imath]
- Tần số ( rad/s): [imath]\omega =\sqrt{\dfrac{g}{l}}[/imath]
- Chu kì ( s) : [imath]T=\dfrac{2\pi }{\omega }=2\pi \sqrt{\dfrac{l}{g}}[/imath]
- Tần số (Hz) : [imath]f=\dfrac{1}{T}=\dfrac{1}{2\pi }.\sqrt{\dfrac{g}{l}}[/imath]
Trả lời:
Ta kiểm nghiệm với các góc lệch nhỏ bằng [imath]20^0[/imath], ta có: [imath]\sin\alpha\approx \alpha[/imath] : [imath]\left\{\begin{matrix} \sin20^0=0,3420\\ 20^0=\dfrac{20\pi}{120}=0,2491(rad) \end{matrix}\right.[/imath]
Vậy độ chênh lệch giữa [imath]\sin \alpha[/imath] và [imath]\alpha (rad)[/imath] là: [imath]0,3491-0,3420=0,0071=0,7[/imath]%
C2: Có nhận xét gì về chu kì của con lắc đơn?
Trả lời:
- Chu kì ( s) : [imath]T=\dfrac{2\pi }{\omega }=2\pi \sqrt{\dfrac{l}{g}}[/imath]
- [imath]T[/imath] phụ thuộc vào chiều dài dây [imath]l[/imath] của dây và gia tốc trọng trường [imath]g[/imath] tại nơi đặt con lắc.
- [imath]T[/imath] tỉ lệ với căn bậc hai của chiều dài [imath]l[/imath] và tỉ lệ nghịch căn bậc hai của gia tốc trọng trường [imath]g[/imath].
- [imath]T[/imath] tăng khi chiều dài [imath]l[/imath] tăng hoặc gia tốc trọng trường giảm
- [imath]T[/imath] giảm khi chiều dài [imath]l[/imath] giảm hoặc gia tốc trọng trường tăng.
- Động năng: [imath]W_d=\dfrac{1}{2}mv^2[/imath]
- Thế năng trọng trường: [imath]W_t=mgl(1-cos\alpha )[/imath]
- Cơ năng: [imath]W=W_d+W_t[/imath]
C3: Hãy mô tả một cách định tính sự biến đổi năng lượng của con lắc, khi nó đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng và khi nó đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên.
Trả lời:
+ Tại vị trí cân bằng [imath]O (S = 0)[/imath]: thế năng [imath]W_t = 0[/imath]; động năng cực đại [imath]W_{d_{max}}[/imath].
+ Tại vị trí biên ([imath]x=\pm S[/imath]): thế năng cực đại [imath]W_{t_{max}}[/imath]; động năng [imath]W_d=0[/imath].
+ Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì thế năng giảm dần, động năng tăng dần.
+ Khi vật đi từ vị trí vị trí cân bằng ta biên thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần.
4. Lực kéo về
- Lực kéo về (lực hồi phục) tác dụng lên vật nhỏ con lắc đơn có độ lớn: [imath]|F|=m\omega ^2s=mg\alpha[/imath]
+ Dùng để xác định gia tốc rơi tự do trong lĩnh vực địa chất
+ Các xác định gia tốc rơi tự do (gia tốc trọng trường)
- Đo thời gian [imath]t[/imath] của con lắc thực hiện được [imath]n[/imath] dao động toàn phần, sử dụng công thức [imath]T=\dfrac{t}{n}[/imath] để tính chu kì [imath]T[/imath].
- Sau đó tính gia tốc trọng trường bằng công thức [imath]g=\dfrac{4 \pi^2l}{T^2}[/imath]
- Lặp lại thí nghiệm nhiều lần, rồi tính giá trị trung bình [imath]g[/imath] ở các lần đo, ta được gia tốc rơi tự do tại nơi đó.
Xem thêm:
[Vật lí 7] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 8] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 9] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 10] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 11] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 12] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP