Sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

võ sỹ quốc uy

Học sinh
Thành viên
5 Tháng mười một 2019
63
13
26
18
Nghệ An
thcs nghi kim

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
: Nêu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.Tác động của chính sách đối với nền kinh tế,xã hội việt nam
  • Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp
    • Tổ chức bộ máy nhà nước:
      • Thành lập liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp
      • Việt Nam bị chia làm 3 xứ với ba chế độ cai trị khác nhau, mỗi xứ gồm nhiều tỉnh:
        • Bắc Kì là nửa bảo hộ
        • Trung kì là bảo hộ
        • Nam kì theo chế độ phụ thuộc
      • Dưới là phủ, huyện, châu, đơn vị hành chính cơ sở vẫn là làng xã do các quan chức địa phương cai quản
=> Bộ máy chính quyền trung ương đến địa phương đều do pháp chi phối
    • Chính sách kinh tế
      • Nông nghiệp:
        • Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất của nhân dân
        • áp dụng phương pháp bóc lột nhân dân theo kiểu phát canh thu tô
      • Công nghiệp
        • Tập trung vào khai thác than và kim loại
        • các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy.... cũng đem lại cho Pháp nguồn lợi lớn
      • Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
      • Thương nghiệp
        • độc chiếm thị trường Việt Nam
        • hàng hóa của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Pháp
      • Tiến hành đánh các thứ thuế mới, chồng lên các thứ thuế cũ đã có từ trước, nặng nhất là thuế muối và rượu
      • Ngoài ra còn bắt phu đắp đường, đào sông, xây cầu.....
    • Chính sách văn hóa, giáo dục:
      • duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến, một số kì thi có thêm tiếng Pháp
      • Về sau, Pháp mở trường học mới cùng 1 số cơ sở văn hóa, y tế để phục vụ nhu cầu cho con em quan chức thực dân và đào tạo một lớp người bản xứ cho công việc cai trị
  • Tác động của chính sách đối với nền kinh tế,xã hội việt nam: Dưới tác động của chính sách này, nền kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi.
    • Về kinh tế:
      • Tích cực:
        • Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam
        • Các đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều
        • xây dựng được hệ thống giao thông vận tải
      • Tiêu cực:
        • Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; nông nghiệp lạc hậu; công nghiệp phát triển chậm, mất cân đối, chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ
    • Về xã hội: Cái này bạn xem phần II của SGK nhé! Có vấn đề thắc mắc có thể hỏi mình nha:3
 
Top Bottom