Vật lí 9 BÀI 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Lực từ

Bài C1:

Đóng công tắc [imath]K[/imath] trong thí nghiệm ở hình 22.1 SGK. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không?
View attachment 215145

Lời giải:
Kim nam châm sẽ bị lệch ra khỏi hướng Nam - Bắc. Lúc đã năm cân bằng, kim nam châm không song song với dây dẫn nữa

[imath]\Rightarrow[/imath] Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.

Khi chưa đóng công tắc, chưa có dòng điện chạy qua dây dẫn thì kim nam châm định hướng Bắc – Nam. Khi đóng công tắc cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam.

2. Từ trường

Bài C2: Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm trong thí nghiệm của phần bài học?

Lời giải:
Kim nam châm sẽ bị lệch ra khỏi hướng Nam - Bắc.

Bài C3: Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng.

Lời giải:
Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.
- Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.

View attachment 215146


3. Cách nhận biết từ trường:
Người ta thường dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường. Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

- Từ trường thường được phát hiện ở các khu vực:
+ Lân cận các đường dây cao thế.
+ Các dây tiếp đất của hệ thống thu lôi
+ Các dây tiếp đất của thiết bị điện.
+ Khu vực xung quanh thiết bị điện đang vận hành: màn hình máy vi tính, đồng hồ điện, máy sấy tóc, điện thoại di động...

Lưu ý:
• Không nên ngủ gần các thiết bị điện.
• Giữ khoảng cách vài mét đối với tivi.
• Không ngồi gần phía sau màn hình vi tính.

II/ Vận dụng

Bài C4: Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn [imath]AB[/imath] có dòng điện hay không?

Lời giải:
Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn [imath]AB[/imath]. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc thì dây dẫn [imath]AB[/imath] có dòng điện chạy qua.

Bài C5: Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?

Lời giải:
Thí nghiệm đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc. Xoay kim nam châm một góc xoay nào đó, khi cân bằng, nam châm lại trở về theo hướng Bắc Nam địa lí. Chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường.

Bài C6: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Nam - Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm?

Lời giải:
Xung quanh kim nam châm có từ trường khác từ trường trái đất.

Bài này lý thuyết rất nhiều, nhưng cố nắm vững để dùng cho phần bài tập của bài sau nhé các em ^^
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Bài tập của dạng này cũng chỉ là lý thuyết, nhưng nhớ nắm vững nha ^^

Phần 2. Hướng dẫn bài tập thuộc SBT

Bài 5: Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?

A. Dây dẫn hút nam châm lại gần nó.
B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó.
C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song vói nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu
D. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn

Lời giải:
Chọn C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song vói nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu.

Bài 6: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?

A Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc Nam.
D. Đặt ở đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.

Lời giải:
Chọn B. Để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường khi ta đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.

Bài 7: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?

A. Dùng ampe kế
B. Dùng vôn kế
C. Dùng áp kế.
D. Dùng kim nam châm có trục quay.

Lời giải:
Chọn D. Người ta dùng kim nam châm có trục quay để nhận biết từ trường.

Bài 8: Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là

A. lực hấp dẫn
B. lực từ.
C. lực điện
D. lực điện từ.

Lời giải:
Chọn D. Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là lực điện từ.

Bài 9: Có thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không? Vì sao?

A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó.
B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.
C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây như hai cực của nam châm thẳng.
D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kỳ điểm nào của dây.

Lời giải:
Chọn D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kỳ điểm nào của dây.

Hẹn gặp lại ở topic tiếp theo nhaaa
 
Top Bottom